Xử lý tiền thuế đối với hàng hóa trong nước chưa sản xuất được
Theo Tổng cục Hải quan, điểm h khoản 5 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế. Theo đó: “trường hợp quyết định ấn định thuế chưa đầy đủ, chính xác, cơ quan Hải ban hành quyết định ấn định thuế sửa đổi, bổ theo Mẫu sung số 01/QĐAĐT/TXNK tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp quyết định ấn định thuế đã ban hành không phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan Hải quan đã ban hành quyết định ấn định thuế ban hành quyết định hủy quyết định ấn định thuế theo Mẫu số 02/QĐHAĐT/TXNK tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định này”.
Công chức Chi cục HQCK Hoa Lư- Bình Phước kiểm tra phương tiện vận chuyển hàng hóa. |
Điều 10 Thông tư 06/2021/TT-BTC ngày 22/1/2021 hướng dẫn khoản 5 Điều 60, khoản 3 Điều 61 Luật Quản lý thuế quy định về thẩm quyền, thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa.
Cụ thể: “1. Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa XNK được xác định là nộp thừa theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế.
2. Thẩm quyền xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa: a) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cục trưởng cục hải quan tỉnh, thành phố, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu đối với trường hợp ban hành Quyết định ấn định thuế, Quyết định xử phạt. b) Chi cục trưởng chi cục hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan nơi có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu ngân sách khác người nộp thuế đã nộp lớn hơn số tiền phải nộp. c) Thủ trưởng cơ quan Hải quan nơi phát sinh số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án.
3. Thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 131 quy định tại khoản 64 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC”.
Với các quy định dẫn trên, Tổng cục Hải quan giao Cục Hải quan Bình Phước kiểm tra toàn bộ hồ sơ NK của DN, đối chiếu với Thông tư 14/2015/TT-BKHĐT ngày 17/11/2015 của Bộ Kế hoạch đầu tư và xác nhận của Bộ Kế hoạch đầu tư, trường hợp đủ cơ sở để xác định hàng hóa NK là mặt hàng đã được Bộ Kế hoạch đầu tư xác định là trong nước chưa sản xuất được thì thực hiện sửa đổi, bổ sung hoặc hủy quyết định ấn định thuế theo quy định tại điểm h khoản 5 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Trong đó, thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp DN đã nộp theo quyết định ấn định thuế, cơ quan Hải quan xử lý hoàn nộp thừa theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 131 quy định tại khoản 64 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Ý kiến bạn đọc