VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận hơn 24.000 tỷ đồng, dự kiến chia cổ tức tiền mặt 5 năm

(HQ Online) - Ngày 18/4, tại Hà Nội, đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) của Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank) đã thông qua kế hoạch lợi nhuận 2023 cùng phương án chia cổ tức tiền mặt.
Ngân hàng Việt hấp dẫn nhà đầu tư ngoại, nhưng thận trọng nới room
Lãi ròng riêng lẻ của VPBank giảm 83% trong quý 4/2022
Chủ tịch HĐQT VPBank: Không loại trừ khả năng sẽ mua cổ phiếu quỹ trong năm tới
ĐHĐCĐ VPBank được tổ cưhcs
ĐHĐCĐ thường niên của VPBank đã thông qua nhiều nội dung quan trọng.

Nhiều động lực cho tăng trưởng

Báo cáo tại ĐHĐCĐ, ông Nguyễn Đức Vinh, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc VPBank cho biết, trong năm 2022, lần đầu tiên ngân hàng báo lãi trước thuế riêng lẻ đạt hơn 24.000 tỷ đồng, tăng hơn 71% so với cùng kỳ năm trước, cùng với đó là sự gia nhập của Công ty Chứng khoán VPBankS và Công ty Bảo hiểm OPES vào hệ sinh thái VPBank cũng như việc ký kết gia hạn thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm 19 năm với AIA.

Năm 2023, ĐHĐCĐ VPBank đã thông qua mục tiêu có phần khá “mạnh bạo”, với ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2023 lên tới 33% (gần 636.000 tỷ đồng), tăng trưởng huy động 41% (hơn 518.000 tỷ đồng) và lợi nhuận trước thuế 13% (hơn 24.000 tỷ đồng) và nếu tính trên các hoạt động kinh doanh cốt lõi, mức tăng trưởng lợi nhuận này tương đương 53%.

Ở tầm nhìn dài hơn, ngân hàng này đặt mục tiêu tăng trưởng trung bình hàng năm trong 5 năm lên tới 36% ở nhiều tiêu chí, như tín dụng 35%, huy động khách hàng 36%, lợi nhuận trước thuế 31% và vốn chủ sở hữu 25%.

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ, ông Nguyễn Đức Vinh cho hay, ngân hàng hiện có nhiều động lực cho tăng trưởng. Cụ thể, VPBank có động lực từ phân khúc bán lẻ và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), dự kiến tăng trưởng lần lượt là xấp xỉ 40% và 35%. Ngoài ra, VPBank cũng đang có chiến lược chuyển hướng phục vụ phân khúc doanh nghiệp vừa và lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trong đó, VPBank đặt mục tiêu phục vụ từ 300-600 doanh nghiệp FDI, tăng mạnh so với con số 80 doanh nghiệp như hiện nay, đặc biệt là sẽ cố gắng khai thác 10-15% trong số khoảng 3.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam nhờ việc phối hợp với đội ngũ từ Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC).

Ngoài ra, động lực tăng trưởng của VPBank được đại diện lãnh đạo ngân hàng cho biết còn đến từ giao dịch ngoại hối, ngân hàng số, chứng khoán đầu tư, hợp tác bảo hiểm… Nên trong quý 1/2023, VPBank đã đạt lợi nhuận hơn 4.000 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng 7% và huy động là 11,5%, nhưng FE Credit vẫn báo lỗ.

Để khắc phục khó khăn cho FE Credit, ông Nguyễn Đức Vinh cho biết năm nay sẽ thực hiện tái cấu trúc, củng cố lại để đưa lợi nhuận về con số dương. Dù vậy, ông Vinh nhận định, tài chính tiêu dùng tiếp tục là lĩnh vực tiềm năng nên sẽ làm hết sức để kết quả kinh doanh của FE Credit đạt tốt nhất.

Thông tin thêm về tình hình nợ xấu của ngân hàng, theo Tổng giám đốc VPBank, cuộc khủng hoảng thanh khoản ngân hàng đã bắt đầu thể hiện từ quý 1, nên nhiều khoản vay không có khả năng trả nợ. Vì thế, trong quý 1, tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên 2,6% từ mức 2,19% tổng dư nợ vào cuối năm 2022, diễn biến này có thể tiếp tục trong quý 2/2023 nhưng sẽ không tăng quá 3%. Tuy nhiên, ông Vinh cho rằng, tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm dần từ quý 3 và 4/2023, VPBank sẽ cố gắng đưa tỷ lệ nợ xấu về mức 2,2% vào cuối năm. Hơn nữa, năm nay, theo kế hoạch, dự phòng rủi ro của VPBank sẽ tăng mạnh khoảng 30% lên 11.000 tỷ đồng.

Dự kiến chia cổ tức tiền mặt trong 5 năm

Về phân chia lợi nhuận, năm nay, VPBank không đưa ra kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu mà chỉ chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 10%, thực hiện vào khoảng quý 2-3/2023. Với tỷ lệ này, VPBank sẽ chi 7.934 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông.

Trả lời cổ đông về vấn đề cổ tức, ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank cho biết, ngân hàng đã đưa ra kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt trong 5 năm, với nền tảng vốn như hiện có thì VPBank đủ sức duy trì và đủ dành 30% lợi nhuận hàng năm để chia tiền mặt cho cổ đông.

ĐHĐCĐ VPBank cũng đã thông qua việc bán 1,19 tỷ cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược Nhật Bản - SMBC với giá 30.159 đồng/cổ phiếu, theo thỏa thuận ký kết hôm 27/3. Khoản đầu tư từ SMBC sẽ mang lại cho VPBank 35.900 tỷ đồng vốn cấp 1, nâng tổng vốn chủ sở hữu của VPBank lên xấp xỉ 140.000 tỷ đồng.

Thông tin thêm về thương vụ này, ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank cho biết, ngày 17/4, ngân hàng đã nhận được đặt cọc 10% giá trị thương vụ, tức là hơn 3.590 tỷ đồng từ SMBC. Sau đó, ngân hàng sẽ thực hiện một số thủ tục với các cơ quan chức năng, dự kiến cuối tháng 7, đầu tháng 8 sẽ hoàn tất thương vụ, khi đó đối tác sẽ chuyển tiền vào.

Ngoài ra, năm nay, VPBank dự định phát hành 30,22 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn dành cho cán bộ nhân viên (ESOP), với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến thu về 302,2 tỷ đồng.

Đáng chú ý, ĐHĐCĐ cũng đã thống nhất về mặt chủ trương và thông qua các phương án/giao dịch VPBank thực hiện góp vốn/mua cổ phần, thành lập hoặc mua lại công ty con, liên kết, hợp tác, tham gia vào các phương án cơ cấu lại/hỗ trợ tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng yếu kém hoặc các hình thức khác với các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác.

Theo ông Ngô Chí Dũng, VPBank là một trong 4 ngân hàng tham gia vào tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, nhận chuyển giao bắt buộc, nhưng hiện vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, đề xuất với cơ quan chức năng. Ngoài ra, trong dự thảo đề án mới đây của cơ quan quản lý, trong 4 ngân hàng tham gia thì có 2 ngân hàng được nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 49%, nhưng tất cả còn phụ thuộc vào quá trình phê duyệt, nên chưa thể nói được điều gì chính xác.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Đón 10 tuổi, WinMart giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%

Đón 10 tuổi, WinMart giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%

(HQ Online) - Đánh dấu 1 thập kỷ phát triển, WinCommerce (đơn vị vận hành hệ thống siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+/WiN) triển khai chương trình ưu đãi lớn nhất trong năm. Trong đó, toàn hệ thống sẽ phủ đầy hàng hóa với giá bình ổn, kèm theo vô vàn khuyến mại và các hoạt động vui chơi giải trí “săn” quà tặng hấp dẫn nhằm tri ân tất cả khách hàng đã đồng hành trong suốt thời gian qua.
Tân Hiệp Phát đã viết tiếp hành trình “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” tại Quảng Nam

Tân Hiệp Phát đã viết tiếp hành trình “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” tại Quảng Nam

(HQ Online) - Vừa qua, Tân Hiệp Phát đã viết tiếp hành trình “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường”, mang 200 suất học bổng cùng 2 bộ máy tính trao tận tay 200 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại 2 huyện miền núi của Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My.

Đọc nhiều