VPBank chốt room ngoại 15%, "dọn đường" cho nhà đầu tư chiến lược?
Chủ tịch HĐQT VPBank: IPO định giá 4 tỷ USD, nhưng vẫn lựa chọn bán FE Credit cho SMBC | |
Bán “gà đẻ trứng vàng” FE Credit, VPBank thu được gì? | |
VPBank đã hoàn thành 92% kế hoạch lợi nhuận cả năm |
VPBank chốt room ngoại tối đa ở mức 15%. |
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết đã nhận được thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa ngày 6/5/2021 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Cụ thể, ngân hàng này quyết định chốt tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa ở mức 15%.
Trước đó, tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2021 tổ chức vào cuối tháng 4 vừa qua, ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank cho biết, hiện room ngoại của VPBank khoảng 20%.
Vì thế, VPBank đang tiếp tục đàm phán với các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó ưu tiên nhà đầu tư chiến lược để tiếp tục phát hành cổ phiếu, huy động vốn cho ngân hàng và có thể thực hiện vào cuối năm nay.
Như vậy, việc tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa của VPBank được “khóa” ở mức 15% được đánh giá là động thái giúp VPBank đón nhà đầu tư chiến lược.
Theo quy định hiện hành, tổng mức sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại Việt Nam không được quá 30%. Hầu hết ngân hàng đều dùng quyền tự quyết trên để "khóa" tỷ lệ sở hữu này dưới mức tối đa. Vì thế, nhiều ngân hàng đã chọn cách hạ thấp room ngoại để giữ lại một phần tỷ lệ sở hữu nước ngoài cho nhà đầu tư chiến lược.
Vừa qua, VPBank đã ký thỏa thuận với Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui (SMFG, Tập đoàn SMBC) bán 49% vốn FE Credit với định giá 2,8 tỷ USD. Ước tính, Sumitomo Mitsui sẽ cần chi gần 1,4 tỷ USD cho thương vụ này.
Trong một diễn biến khác, gần đây, 5 trong nhóm 10 quỹ ngoại thành viên của Dragon Capital vừa mua vào tổng cộng 3,15 triệu cổ phiếu VPB của VPBank, nâng tỷ lệ sở hữu của cả nhóm tại nhà băng này từ 4,99% lên 5,12%.
Cổ phiếu VPB liên tiếp tăng giá trong vài tuần gần đây. Chốt phiên 14/5, mỗi cổ phiếu VPB đứng ở 66.900 đồng, tăng hơn 100% so với đầu năm và hơn 20% sau thông tin chính thức về thương vụ bán 49% vốn công ty con FE Credit.
Ý kiến bạn đọc