Viettel tham gia Hội nghị Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam

(HQ Online) - Ngày 16/6/2022, tại Trụ sở Bộ Công thương đã diễn ra Lễ ra mắt Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam và ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số với các nhà cung cấp giải pháp Chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA), Provider.
Mỗi giờ, người Viettel có một ý tưởng mới
Hai "cao thủ" của Viettel giành chiến thắng tại cuộc thi tấn công mạng hàng đầu thế giới
Viettel có thêm 2 sáng chế được bảo hộ độc quyền tại Mỹ

Viettel tham gia Hội nghị Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam

Ông Phan Hoàng Việt – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Viettel (thứ 3 từ phải sang) tham gia Lễ bấm nút ra mắt Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam

Là một trong những nhà cung cấp giải pháp chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA),việc ký kết thỏa thuận này chính là điều kiện cần để Viettel hoàn thiện các thủ tục đăng ký là đơn vị Chứng thực hợp đồng điện tử với Bộ Công thương.

Ông Phan Hoàng Việt – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết: “Số hóa quy trình ký kết hợp đồng sẽ là nhu cầu thiết yếu trong tương lai gần. Đây chính là bước đệm để các doanh nghiệp bắt nhịp với xu thế chuyển đổi số toàn cầu. Việc kết nối giải pháp Chứng thực hợp đồng điện tử (vContract) của Viettel vào Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam sẽ giúp vContract đảm bảo tính pháp lý theo quy định của pháp luật.

Với hệ sinh thái sản phẩm CNTT đa dạng, Viettel có khả năng cung cấp trọn bộ giải pháp từ thiết yếu đến nâng cao cho mọi khách hàng, giúp doanh nghiệp tiến tới thời kỳ “vận hành không giấy, ký không chạm”, trong đó, với giải pháp vContract - Chữ ký số từ xa - Hóa đơn điện tử, Viettel cam kết sẽ triển khai nhiều chương trình ưu đãi, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển và chuyển đổi số.

Theo thỏa thuật hợp tác, CeCA có nhiệm vụ xây dựng, quản lý, duy trì, vận hành hệ thống hợp đồng điện tử kết nối với Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam, chịu trách nhiệm về tính bảo mật, toàn vẹn, không thể chối bỏ của các hợp đồng điện tử mà mình lưu trữ và xác thực, góp phần thúc đẩy chủ trương chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ.

Thông qua Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam, doanh nghiệp sử dụng giải pháp chứng thực hợp đồng điện tử có thể xác minh được giá trị bản gốc của hợp đồng điện tử đã ký kết trên các nền tảng chứng thực hợp đồng điện tử của các CeCA. Việc này tiết kiệm nhiều thời gian xác minh và đảm bảo hạn chế chứng từ giả, chứng từ khống…

Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam là hệ thống được Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương xây dựng, vận hành triển khai nhằm mục tiêu hỗ trợ 100% các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ứng dụng hợp đồng điện tử trong việc kiểm tra, xử lý, tập trung thông tin hợp đồng điện tử của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong giao dịch và hoạt động thương mại tại Việt Nam; góp phần thúc đẩy Chương trình chuyển đổi số quốc gia của Thủ tướng Chính phủ.

Hệ thống Trục phát triển hợp đồng điện tử quốc gia sẽ đóng vai trò xây dựng và phát triển thị trường ứng dụng thực tế của hợp đồng điện tử để kết nối các nền tảng công nghệ, các hạ tầng số tin cậy của Chính phủ đến các doanh nghiệp, tổ chức, người dùng thông qua các giao dịch thương mại.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Techcombank thông qua mục tiêu lợi nhuận 27.100 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

Techcombank thông qua mục tiêu lợi nhuận 27.100 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

(HQ Online) - Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vào ngày 20/4, Chủ tịch HĐQT Hồ Hùng Anh cho biết, Techcombank cũng đang xem xét tìm kiếm nhà đầu tư, đối tác chiến lược để tìm cơ hội gia tăng lợi ích cho cổ đông.
Cảng Chu Lai: Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Cảng Chu Lai: Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Với mục tiêu đưa cảng Chu Lai trở thành trung tâm kết nối logistics, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản trong nước, Công ty Giao nhận Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kết nối hoạt động giao nhận vận chuyển đường bộ - cảng biển - đường biển, tối ưu hóa chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản.

Đọc nhiều