Vẫn chưa có doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa

(HQ Online) - Theo báo cáo về kết quả cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước tháng 3/2024 của Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), từ 2023 đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.
Tiếp tục triển khai các công tác phục vụ thoái vốn theo kế hoạch SJC duy trì là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, cổ phần hóa SATRA, RESCO... Cổ phần hóa, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước cần những giải pháp mới
Vẫn chưa có doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa
Theo kế hoạch, giai đoạn 2022-2025 cổ phần hóa 19 doanh nghiệp. Ảnh: Internet

Báo cáo cho biết, tính đến tháng 3/2024, đã có 77 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp, gồm 14 doanh nghiệp thuộc Trung ương và 63 doanh nghiệp thuộc các địa phương. Các đơn vị còn lại đang triển khai xây dựng đề án cơ cấu lại doanh nghiệp để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Trong đó, 14 doanh nghiệp thuộc Trung ương gồm 9 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, là: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Mobifone.

Cùng với đó còn có 2 doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng là Tổng công ty Cơ khí xây dựng, Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà và đô thị; 2 doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính là Công ty Mua bán nợ Việt Nam, Tập đoàn Bảo Việt); 1 doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng là Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.

Về tình hình cổ phấn hóa, trong năm 2023 và tháng 3/2024, các đơn vị tiếp tục triển khai công tác cổ phần hóa theo phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022, nhưng chưa có doanh nghiệp nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Về tình hình thoái vốn, trong 3 tháng đầu năm 2024, UBND Thành phố Hải phòng đã triển khai thoái vốn tại 3 doanh nghiệp là Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư hạ tầng, Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Hải Phòng và Công ty Cổ phần Du lịch Biển Vàng Việt Nam. Các đơn vị còn lại tiếp tục triển khai các công tác phục vụ thoái vốn theo kế hoạch.

Theo Quyết định số 1479/QĐ-TTg của Thủ tướng, giai đoạn 2022-2025 cổ phần hóa 19 doanh nghiệp, thoái vốn nhà nước đầu tư tại 141 doanh nghiệp.

Tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội, trong giai đoạn 2021-2025, thu từ nguồn cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước theo kế hoạch là 248.000 tỷ đồng (ngân sách trung ương 200.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương 48.000 tỷ đồng).

Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch thu hồi vốn nhà nước tại một số tổ chức kinh tế do Trung ương quản lý cụ thể từng năm, theo đó năm 2021 là 40.000 tỷ đồng, năm 2022 là 20.000 tỷ đồng, năm 2023 là 3.000 tỷ đồng, năm 2024 là 4.000 tỷ đồng.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc

Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc

(HQ Online) - Ngày 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).

Đọc nhiều