Tiếp tục triển khai các công tác phục vụ thoái vốn theo kế hoạch

(HQ Online) - Trong năm 2023, thoái vốn nhà nước tại 5 doanh nghiệp, nên tới tháng 1/2024, các đơn vị tiếp tục triển khai các công tác phục vụ thoái vốn theo kế hoạch.

Tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn khó đạt mục tiêu Năm 2023 không ghi nhận doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa Đề xuất cho doanh nghiệp nhà nước được thoái vốn tại các doanh nghiệp bị lỗ

Tiếp tục triển khai các công tác phục vụ thoái vốn theo kế hoạch
Tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN chậm, không đạt kế hoạch.

Theo báo cáo kết quả cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn từ năm 2023, tháng 1/2024 và giải pháp đổi mới, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn trong thời gian tới của Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), trong năm 2023, đã có 77 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp theo Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó có 14 doanh nghiệp thuộc Trung ương là Tập đoàn công nghệ Viễn thông quân đội (Viettel) thuộc Bộ Quốc phòng; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Mobifone thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tập đoàn Bảo Việt, Công ty Mua bán nợ Việt Nam thuộc Bộ Tài chính; Tổng công ty Cơ khí xây dựng (COMA), Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà và đô thị (HUD) thuộc Bộ Xây dựng, cùng với đó là 63 doanh nghiệp thuộc các địa phương.

Báo cáo cho biết, các đơn vị còn lại đang triển khai xây dựng đề án cơ cấu lại doanh nghiệp để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Về cổ phần hóa, trong năm 2023 và tháng 1/2024, các đơn vị tiếp tục triển khai công tác cổ phần hóa theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên vẫn chưa có doanh nghiệp nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Về thoái vốn, trong năm 2023 đã thực hiện thoái vốn nhà nước tại 5 doanh nghiệp với giá trị 11,65 tỷ đồng, thu về 22,68 tỷ đồng; các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đã thoái vốn tại 7 doanh nghiệp với giá trị là 53,5 tỷ đồng, thu về 206,3 tỷ đồng.

Tháng 1/2024, các đơn vị tiếp tục triển khai các công tác phục vụ thoái vốn theo kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Với những kết quả trên, báo cáo của Cục Tài chính doanh nghiệp cho rằng, giai đoạn vừa qua, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước chậm, không đạt kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

Nguyên nhân chủ yếu là do trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, các đơn vị chưa thực hiện được như kế hoạch đề ra. Hơn nữa, việc phê duyệt phương án cổ phần hóa, thoái vốn chậm, việc xử lý các tồn tại về tài chính, sắp xếp các cơ sở nhà, đất theo pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công còn kéo dài.

Mặt khác, nhận thức và tổ chức thực hiện của một số cơ quan đại diện chủ sở hữu và người đứng đầu doanh nghiệp còn chưa cao, chưa quyết liệt. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra thời gian qua chưa có chế tài xử lý trong việc xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước trong việc chậm thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thời gian tới, Cục Tài chính doanh nghiệp đề nghị cần thực hiện nhiều giải pháp để khắc phục, đổi mới, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn. Trong đó bao gồm việc hoàn thiện cơ chế, chính sách; nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục đẩy mạnh công tác chuẩn bị, hoàn thiện các thủ tục cần thiết phục vụ triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn...

Đồng thời, các cơ quan đại diện chủ sở hữu cần đánh giá thận trọng để xây dựng, lập kế hoạch, phương án cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo phù hợp, khả thi, đảm bảo không thất thoát, mất vốn, tài sản của Nhà nước; đôn đốc các doanh nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng nhà đất kê khai báo cáo, lập phương án sắp xếp lại các cơ sở nhà, đất theo quy định để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo thẩm quyền.

Đặc biệt, Cục Tài chính doanh nghiệp cho rằng cần xử lý nghiêm trường hợp làm chậm, vi phạm quy định về cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tăng cường công khai, minh bạch thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước để tạo niềm tin, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trước khi triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Viettel mở rộng kinh doanh sản phẩm quốc phòng – công nghệ cao tại Malaysia

Viettel mở rộng kinh doanh sản phẩm quốc phòng – công nghệ cao tại Malaysia

(HQ Online) - Tại Lễ Khai mạc Triển lãm Quốc phòng, An ninh Châu Á (DSA & NATSEC) diễn ra ngày 06/05/2024 tại Kuala Lumpur (Malaysia), đại diện của Viettel Group là Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược với các công ty hàng đầu tại Malaysia.

Đọc nhiều