Thực hiện mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng

(HQ Online) - Để thực hiện thống nhất quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng thuộc nhóm 27.10 theo quy định tại Nghị định 51/2022/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trong toàn Ngành triển khai các nội dung theo quy định.
Giữ ổn định giá xăng, tăng giá dầu
Bộ Tài chính đề xuất giảm từ 20% xuống còn 10% thuế nhập khẩu ưu đãi với xăng

Ngày 8/8/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 51/2022/NĐ-CP sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng thuộc nhóm 27.10 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định 57/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 122/2016/NĐ-CP của Chính phủ về Biểu Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 122/2016/NĐ-CP.

Theo đó, nội dung của Nghị định 51/2022/MĐ-CP đã điều chỉnh mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi của các mặt hàng xăng động cơ không pha chì thuộc phân nhóm 2710.12 từ mức thuế suất 20% xuống mức thuế suất 10%.

Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Nghi Sơn. Ảnh: Phong Nhân
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Nghi Sơn. Ảnh: Phong Nhân

Cụ thể, áp dụng mức thuế suất là 20% đối với một số mặt hàng xăng RON 97 và cao hơn (2710.12.11); RON 90 và cao hơn nhưng dưới RON 97 (2710.12.12); RON khác (2710.12.13); Tetrapropylene (2710.12.40); Alpha olefins (2710.12.91)…

Áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 10% với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì với các mã hàng (thuộc mã HS từ 2710.12.21 đến 2710.12.29).

Áp dụng mức thuế suất 7% với mặt hàng: Nhiên liệu diesel cho ô tô (2710.19.71); nhiên liệu diesel khác (2710.19.72); dầu nhiên liệu (2710.19.79); nhiên liệu động cơ máy bay (nhiên liệu phản lực) có độ chớp cháy dưới 23°C (2710.19.82) và nhiên liệu động cơ máy bay (nhiên liệu phản lực) có độ chớp cháy từ 23°C trở lên (2710.19.81)…

Dầu thô đã tách phần nhẹ (2710.19.20); nguyên liệu để sản xuất than đen (2710.19.30); dầu bôi trơn cho động cơ máy bay (2710.19.42); mỡ bôi trơn (2710.19.44); dầu dùng cho máy biến điện (máy biến áp và máy biến dòng) và dầu dùng cho bộ phận ngắt mạch (2710.19.60) … được áp mức thuế suất 5%.

Dầu dùng trong bộ hãm thủy lực (2710.19.50) áp dụng mức thuế 3%.

Để thực hiện thống nhất các quy đinh đã được Chính phủ quy định tại Nghị định 51/2022/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trong toàn Ngành tổ chức nghiên cứu, quán triệt quy định cho các CBCC. Đồng thời phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp để thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định 51/2022/NĐ-CP.

Tổng cục Hải quan giao Cục Thuế xuất nhập khẩu phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải qua cập nhật mức thuế suất trên Hệ thống VNACCS/VCIS để triển khai thực hiện kể từ ngày 8/8/2022; phối hợp với Cục Quản lý rủi ro nghiên cứu thiết lập các tiêu chí cảnh báo rủi ro đối với việc áp dụng thuế suất đối với mặt hàng xăng theo quy định.

Đặc biệt, trong quá trình triển khai thực hiện, Tổng cục Hải quan giao Cục Thuế xuất nhập khẩu tổng hợp các vướng mắc từ đó tham mưu, đề xuất, giải quyết kịp thời đối với các trường hợp phát sinh.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

(HQ Online) - Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để các bộ, ngành, địa phương được chủ động sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đọc nhiều