Thông luồng chuyển tiền giữa tài khoản Mobile Money và ngân hàng

(HQ Online) - Việc mở thông luồng chuyển tiền giữa tài khoản Mobile Money và tài khoản thanh toán tại ngân hàng được kỳ vọng thúc đẩy thanh toán qua Mobile Money.
Thanh toán hạn mức thấp: “Mảnh đất” đã hết màu mỡ?
Mobile Money: Doanh nghiệp viễn thông "than" thủ tục khó, hạn mức thấp
Gần 1 triệu tài khoản mobile money đã được kích hoạt
a mắt dịch vụ chuyển tiền giữa tài khoản Mobile Money và tài khoản ngân hàng.
Ra mắt dịch vụ chuyển tiền giữa tài khoản Mobile Money và tài khoản ngân hàng.

Mobile Money là phương thức thanh toán dùng tài khoản viễn thông, cho phép khách hàng có thể nạp, rút, thanh toán, chuyển tiền trên mọi thiết bị di động, không bắt buộc phải dùng điện thoại thông minh.

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, sau hơn 1 năm triển khai thí điểm, tính đến hết tháng 8/2022, tổng số người đăng ký và sử dụng tài khoản Mobile Money đạt gần 2,2 triệu người.

Trong đó, số lượng người dùng tài khoản Mobile Money tại các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo đạt hơn 1,5 triệu người, chiếm gần 70% tổng số người sử dụng tài khoản Mobile Money. Khoảng hơn 14.000 đơn vị chấp nhận thanh toán, hơn 50% điểm kinh doanh nằm ở khu vực nông thôn.

Tuy nhiên, theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Tiến Dũng, con số 2,2 triệu tài khoản Mobile Money như hiện nay dù đáng ghi nhận, nhưng so với số lượng thuê bao điện thoại thì lại rất nhỏ bé, nên phải có giải pháp để thúc đẩy phát triển hơn. Ông Dũng kỳ vọng, sang năm 2023, tốc độ tăng trưởng 3 con số, hướng tới mục tiêu trên dưới 10 triệu thuê bao có thể sử dụng Mobile Money, mang lại tiện ích thiết thực cho người dùng và phát triển Mobile Money.

Vì thế, để thúc đẩy triển khai Mobile Money, ngày 6/10/2022, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital) và Tổng Công ty Truyền thông (VNPT-Media) đã phối hợp tổ chức Lễ ra mắt Dịch vụ chuyển tiền giữa tài khoản Mobile Money và tài khoản thanh toán tại ngân hàng.

Dịch vụ này cho phép khách hàng có tài khoản Mobile Money tại Viettel Money và VNPT Money có thể thực hiện chuyển tiền trực tiếp tới tài khoản cá nhân mở tại các ngân hàng và ngược lại. Đặc biệt, việc chuyển, nhận tiền còn được triển khai với phương thức quét mã VietQR – tiêu chuẩn thống nhất về QR thanh toán của NHNN giúp giao dịch nhanh chóng, an toàn, chính xác mà không cần nhập thông tin tài khoản người nhận một cách thủ công.

Dịch vụ chuyển tiền giữa tài khoản Mobile Money và tài khoản thanh toán tại ngân hàng được thực hiện mọi lúc, mọi nơi, giúp người dân có thể tiếp cận và sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử đơn giản, nhanh chóng và an toàn, góp phần phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Trong thời gian tới, NAPAS cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các ngân hàng thành viên, các nhà mạng viễn thông còn lại để triển khai mở rộng liên thông dịch vụ chuyển tiền giữa tài khoản Mobile Money và tài khoản thanh toán tại ngân hàng; nghiên cứu phát triển đa dạng các dịch vụ thanh toán số; góp phần hoàn thiện hệ sinh thái tài chính ngân hàng, thúc đẩy phổ cập tài chính quốc gia…

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

(HQ Online) - Hiện cả nước có gần 300 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, nhưng với xu thế về phát triển bền vững, các doanh nghiệp mong muốn KCN được đầu tư phát triển thành hệ sinh thái, cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường cũng như có sự liên kết giữa các doanh nghiệp.
Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, cả nước đã nhập khẩu 2,65 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 85,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thép là vấn đề còn gây tranh cãi.
Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

(HQ Online) - Brand Finance – tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

Đọc nhiều