Mobile Money: Doanh nghiệp viễn thông "than" thủ tục khó, hạn mức thấp

(HQ Online) - Từng kỳ vọng “bùng nổ sau một đêm” nếu được cấp phép, song sau 6 tháng triển khai, số lượng khách hàng đăng ký dịch vụ Mobile Money của các nhà mạng chưa như mong đợi do còn nhiều vướng mắc và hạn chế.
Thí điểm Mobile Money cần chờ sự thống nhất của 3 cơ quan
Dịch vụ Mobile Money khi nào được triển khai?
Cú hích từ Mobile Money
Hội thảo “Đẩy mạnh phát triển Mobile Money tại Việt Nam”.
Hội thảo “Đẩy mạnh phát triển Mobile Money tại Việt Nam”.

30% khách hàng không đủ điều kiện đăng ký

Trình bày tại Hội thảo “Đẩy mạnh phát triển Mobile Money tại Việt Nam” diễn ra ngày 11/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Tấn, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dịch vụ Viễn Thông VNPT VinaPhone cho hay, Mobile Money mang đến lợi ích cho khách hàng ở vùng xa ít có điều kiện tiếp cận đến dịch vụ ngân hàng. Dù vậy, ông Nguyễn Văn Tấn lại băn khoăn về điều kiện để người dân tiếp cận dịch vụ một cách dễ dàng nhất.

Theo ông Nguyễn Văn Tấn, vấn đề vướng mắc ở chỗ, quản lý thì muốn chặt chẽ còn sử dụng lại muốn đơn giản. Qua thực tế triển khai, vị này cho biết, người dân mong muốn việc đăng ký đơn giản nên cần sử dụng cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia.

Ngoài ra, quy định thuê bao phải có “tuổi đời” ít nhất 3 tháng mới được sử dụng Mobile Money, theo đại diện VNPT là không hợp lý. Ông Tấn cho rằng, điều kiện quá chặt với Mobile Money (trong khi hầu hết các ngân hàng đã cho phép khách hàng đăng ký tài khoản online và định danh điện tử - eKYC) đã làm mất đi tính ưu việt của Moble Money và làm cho doanh nghiệp thí điểm phải tốn thêm nguồn lực để phát triển thuê bao di động trở thành khách hàng Mobile Money.

Tại VNPT, tính đến tháng 3/2022, tổng số khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ, nhưng không thành công do không đáp ứng các yêu cầu trên tại VNPT-Media là 156.351 người, chiếm 30% tổng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ. Các nguyên nhân bao gồm: Không thành công do áp dụng công nghệ AI, Big data, do thay đổi căn cước công dân, do không đủ điều kiện có thời gian kích hoạt và sử dụng dịch vụ liên tục trong ít nhất 3 tháng…

Hạn chế lớn từ hạn mức chỉ dưới 10 triệu đồng

Ngoài vấn đề về thủ tục đăng ký, các doanh nghiệp viễn thông còn bày tỏ lo ngại về hạn mức của Mobile Money. Theo bà Phạm Minh Tú, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone, hạn mức của Mobile Money chỉ dưới 10 triệu đồng, thấp hơn ví điện tử rất nhiều là một hạn chế lớn.

Ngoài ra, theo các doanh nghiệp viễn thông, việc chưa cho phép các nhà mạng liên thông với nhau về Mobile Money cũng làm hạn chế rất nhiều việc phát triển dịch vụ này. Do đó, các doanh nghiệp này đề nghị nên cho liên thông với cơ quan quản lý để dùng mạng nào cũng có thể rút ở mạng khác, liên kết với nhau mới trở thành hệ sinh thái Mobile Money của Việt Nam. Đồng thời, cho phép doanh nghiệp cung cấp thêm một số dịch vụ mới trên Mobile Money, thay vì chỉ giới hạn ở dịch vụ thanh toán với hạn mức nhỏ.

Ngoài ra, theo ông Trương Quang Việt, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Dịch vụ số Viettel, do mới đi vào triển khai dịch vụ Mobile Money nên đã đặt ra bài toán khó về thay đổi hành vi chi tiêu và sử dụng tiền của người dân. Vì thế, vị này đề xuất đẩy mạnh các hoạt động giải ngân, hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho nhóm đối tượng yếu thế; đưa ra các định hướng, chính sách hỗ trợ để xây dựng và nhân rộng nhiều hơn nữa các mô hình thanh toán không tiền mặt trên khắp cả nước.

Ghi nhận ý kiến, kiến nghị của các doanh nghiệp viễn thông, ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán (NHNN) vẫn khẳng định, NHNN có một số nguyên tắc "không thỏa hiệp". Thứ nhất là phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhất là vấn đề bảo mật. Thứ hai, phải bảo vệ an toàn tài chính (eKYC, phòng chống rửa tiền…), Mobile Money hoạt động như dịch vụ tài chính thì phải tuân thủ các nguyên tắc trên.

Vì thế, ông Lê Anh Dũng đề nghị các doanh nghiệp thực hiện thí điểm cũng cần tiếp tục triển khai các hình thức, biện pháp tuyên truyền, thuyết phục các điểm kinh doanh kết hợp với khích lệ kinh tế giai đoạn đầu triển khai dịch vụ cho thấy những lợi ích phi tài chính như tăng lượng khách hàng đến điểm kinh doanh, có thêm nguồn thu từ phí hoa hồng khi có tập khách hàng quen thuộc. Ngoài ra, đại diện lãnh đạo NHNN cũng yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ đúng theo các quy định về thí điểm thực hiện Mobile Money.

Đã có 1,1 triệu khách hàng đăng ký sử dụng Mobile Money

Theo số liệu từ NHNN, đến cuối tháng 3/2022, tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ Mobile-Money là hơn 1,1 triệu khách hàng, trong đó số lượng khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo là gần 660.000 khách hàng (chiếm hơn 60% tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ). Cũng trong thời gian này, hơn 3.000 điểm kinh doanh được thiết lập; tổng số đơn vị chấp nhận thanh toán được thiết lập hơn 12.800 đơn vị, trong đó chủ yếu là các đơn vị cung ứng dịch vụ thiết yếu như điện, nước, giáo dục…

Về giao dịch bằng dịch vụ Mobile Money: đến cuối tháng 3/2022, tổng số lượng giao dịch đã đạt hơn 8,5 triệu giao dịch với tổng giá trị hơn 370 tỷ đồng.

NHNN đánh giá, chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp thực hiện thí điểm nhìn chung được đảm bảo, chưa phát sinh các rủi ro, sự cố lớn trong quá trình cung cấp dịch vụ, tạo niềm tin cho khách hàng sử dụng dịch vụ và mở rộng tiếp cận dịch vụ này tới nhóm khách hàng mới chưa có tài khoản ngân hàng, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa khó tiếp cận hạ tầng thanh toán, mạng lưới ngân hàng

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

(HQ Online) - Brand Finance – tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…
Miễn phí camera an ninh cho toàn bộ khách hàng dùng Internet Viettel

Miễn phí camera an ninh cho toàn bộ khách hàng dùng Internet Viettel

(HQ Online) - Tổng Công ty Viễn thông Viettel vừa thông báo, toàn bộ khách hàng dùng Internet FTTH Viettel sẽ được trang bị miễn phí camera an ninh thế hệ mới nhất. Mỗi hợp đồng Internet được tặng miễn phí tối đa 2 camera trong nhà. Khách hàng có thể đổi sang camera ngoài trời nhưng cần đóng phí phụ thu 300.000đ/ 1 camera. Khách hàng sẽ được miễn phí lắp đặt camera đầu tiên (trị giá 150.000đ/camera) nếu đăng ký mới từ gói Internet SUN1 trở lên.
Viettel Cloud có thêm giải pháp an ninh từ Palo Alto

Viettel Cloud có thêm giải pháp an ninh từ Palo Alto

(HQ Online) - Vừa qua, tại Hội nghị Di động thế giới MWC 2024, Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) - đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) và Palo Alto Networks (Palo Alto) - công ty an ninh mạng đa quốc gia của Hoa Kỳ đã chính thức ký thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển giải pháp an ninh, an toàn cho điện toán đám mây.

Đọc tiếp

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

(HQ Online) - SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với năm 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
Techcombank thông qua mục tiêu lợi nhuận 27.100 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

Techcombank thông qua mục tiêu lợi nhuận 27.100 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

(HQ Online) - Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vào ngày 20/4, Chủ tịch HĐQT Hồ Hùng Anh cho biết, Techcombank cũng đang xem xét tìm kiếm nhà đầu tư, đối tác chiến lược để tìm cơ hội gia tăng lợi ích cho cổ đông.
Cảng Chu Lai: Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Cảng Chu Lai: Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Với mục tiêu đưa cảng Chu Lai trở thành trung tâm kết nối logistics, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản trong nước, Công ty Giao nhận Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kết nối hoạt động giao nhận vận chuyển đường bộ - cảng biển - đường biển, tối ưu hóa chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản.

Đọc nhiều