Số hóa giúp MSB “chuyển mình” như thế nào?
Chủ hộ kinh doanh có thể vay đến 20 tỷ đồng với lãi suất chỉ 4,99% | |
Điều gì giúp MSB trong top đầu thị trường về CASA và ngoại hối? | |
Lợi nhuận quý 1/2022 của MSB tăng hơn 30% cùng kỳ |
MSB cũng đưa số hóa trở thành nền tảng thúc đẩy lợi nhuận của ngân hàng. |
Với trợ lực số hóa và nền tảng công nghệ hiện đại, trong năm vừa qua, MSB liên tục nâng cấp và cho ra mắt những sản phẩm, dịch vụ nổi bật, tiêu biểu như cho vay tín chấp online cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Việc đăng ký vay cùng quá trình thẩm định, phê duyệt được số hóa hoàn toàn, rút ngắn quy trình từ vài ngày xuống còn vài giờ hoặc vài phút.
Với doanh nghiệp, gần đây, MSB ra mắt sản phẩm số MPower với hạn mức tín chấp lên tới 15 tỷ đồng. Đặc biệt, nhiều giao dịch tài chính của khách hàng doanh nghiệp trước đây cần tới điểm giao dịch thì nay đều có thể thực hiện online, bao gồm, theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ đăng ký vay, giải ngân, mở tài khoản, thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ với mức phí chỉ từ 0 đồng…
Nhờ đó, tính đến nay, MSB phục vụ hơn 3 triệu khách hàng cá nhân và hơn 64.000 khách hàng doanh nghiệp. Trong khi năm 2019, MSB ghi nhận 1,8 triệu khách hàng cá nhân và gần 45.000 khách hàng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, MSB cũng đưa số hóa trở thành nền tảng thúc đẩy lợi nhuận của ngân hàng. Ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng Giám đốc MSB chia sẻ, công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng kích thích khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ bởi xu hướng hiện nay của người dùng là yêu thích tính cá nhân hóa trong trải nghiệm, hướng đến việc tự xử lý hầu hết các giao dịch quan trọng mà không cần tới quầy. Về phía ngân hàng, số hóa cũng tiết giảm chi phí đáng kể thông qua việc tối.
Mục tiêu MSB đặt ra là duy trì tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế hàng năm đạt 20-30% đến năm 2024. Thực tế, MSB ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng kép (CAGR) của lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2017-2021 đạt 136%.
Kết quả của sự đầu tư số hóa cũng tác động mạnh mẽ tới tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của MSB. Số dư CASA tăng từ mức 35,8% của cuối năm 2021 lên mức 38,3% tại thời điểm 31/3/2022. MSB ước tính sẽ giữ tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trên tổng tiền gửi đến cuối năm đạt 38-40%, tiếp tục nằm trong top đầu thị trường. Hiện nay, lượng CASA từ khách hàng cá nhân tăng bình quân 400-500 tỷ đồng mỗi tháng.
Từ những thành tựu đã đạt được, trong thời gian tới, MSB sẽ đẩy mạnh triển khai dự án “Nhà máy số”, số hóa loạt hành trình cốt lõi như vay thế chấp, thẻ tín dụng… cho cả hai phân khúc bán lẻ và doanh nghiệp. Về hoạt động hiện đại hóa hệ thống ngân hàng lõi, MSB tiến hành thay thế hoàn toàn hệ thống cũ bằng giải pháp Transact R21.
Ý kiến bạn đọc