Phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam gặp khó khăn trong chuyển đổi số

(HQ Online) - Phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 nhưng cũng gặp nhiều rào cản nhất trong chuyển đổi số, dẫn đến nhiều rủi ro trong quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp tiên phong đổi mới đều trụ vững và phục hồi nhanh hơn
Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thể chế nhiều hơn là về công nghệ
'Phá băng' cho doanh nghiệp ngành sản xuất bằng chuyển đổi số
Các đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh chụp màn hình
Các đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh chụp màn hình

Ngày 9/9, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với một số đơn vị tổ chức hội thảo trực tuyến “Chuyển đổi số - Từ chính sách đến giải pháp thực tiễn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

Báo cáo “Tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam" do VCCI phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện, qua khảo sát hơn 10.000 doanh nghiệp cho thấy, dịch Covid-19 tác động tới hơn 87% doanh nghiệp; trong đó, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 98% chịu thiệt hại nhiều nhất do những hạn chế về nhân lực, thị trường.

Theo khảo sát về thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19 của VCCI, số lượng doanh nghiệp so với thời điểm trước Covid-19 ứng dụng các công cụ chuyển đổi số tăng 60,6% trong đó tập trung vào các giải pháp làm việc trực tuyến, họp trực tuyến, tiếp thị trực tuyến.

Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phải đối mặt với nhiều rào cản trong quá trình chuyển đổi số, như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh (60,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số (hơn 70%).

Vì thế, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho rằng, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần đẩy nhanh quá trình số hoá trong doanh nghiệp, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật số đáp ứng yêu cầu chuyển đổi. Cùng với đó, doanh nghiệp cần phát triển sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu mới của thị trường trong đại dịch; kết nối chặt chẽ với đối tác, nâng cao năng lực đổi mới và sức cạnh tranh trên thị trường.

TS. Phạm Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số đã đề cập đến khung chuyển đổi số phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, dựa trên những biến động thị trường, chiến lược phát triển của doanh nghiệp và lợi ích của khách hàng theo hướng tinh gọn, linh hoạt dựa trên khung chuyển đối số chung. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp tuy vẫn vận hành nhưng nguồn lực không được khai thác hiệu quả và thiếu tính gắn kết, hiệu suất không đạt.

Đơn cử như trong việc gắn kết khách hàng, doanh nghiệp có thể ứng dụng các quảng cáo kỹ thuật số; quản lý, phân tích dữ liệu khách hàng, thương mại trực tuyến và cung cấp cho khách hàng các trải nghiệm đa kênh. Với việc tối ưu hóa vận hành, chuyển đổi số thực hiện ở chuỗi cung ứng và hậu cần dựa vào dữ liệu, quản lý thiết bị số, kiểm soát chất lượng và quy trình thông minh…

Cũng về vấn đề trên, theo ông Tôn Anh Dũng, Giám đốc sản phẩm, Công ty Cổ phần Công nghệ Elite, chuyển đổi số phải bắt đầu từ tư duy và nhận thức. Chủ doanh nghiệp phải nhìn thấy cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động thì mới có hành động phù hợp. Quá trình chuyển đổi số hoàn toàn không khó, hầu hết các doanh nghiệp đã có thực hiện trước đây nhưng còn rời rạc, chưa làm đồng bộ và bài bản.

Theo chia sẻ của bà Dương Hạnh Phúc, Giám đốc Tiếp thị, HPE Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tăng tốc chuyển đổi số đồng thời đảm bảo mọi hoạt động diễn ra thông suốt, phục hồi sản xuất kinh doanh nhanh hơn trong và sau đại dịch Covid-19 thông qua tối ưu hóa hạ tầng công nghệ thông tin.

Vì thế, các doanh nghiệp và chuyên gia tại hội thảo cho hay, nhiều sản phẩm và dịch vụ tư vấn về công nghệ chuyển đổi số đã được cung cấp, nhằm trợ lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cuộc đua số hóa. Các mô hình chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được xây dựng dựa vào các yếu tố như chi phí, khả năng triển khai, tính phức tạp, mức độ hiệu quả và tính bảo mật, có thể dùng cho từ 50-200 người dùng, theo các gói từ 50-200 triệu đồng…

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8

(HQ Online) - Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa tại Quận 8 có địa chỉ 316C Phạm Hùng, phường 5, quận 8, TPHCM. Đây là bệnh viện thứ tư trong hệ thống, mang đến dịch vụ khám chữa bệnh chuyên sâu, hiện đại cho người dân khu vực phía Tây Nam TPHCM, miền Tây Nam Bộ và các tỉnh lân cận.
Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai

Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai

(HQ Online) - Chuyển đổi xanh không chỉ là trách nhiệm của các ngành sản xuất hay các tổ chức chính phủ mà cần có sự tham gia của tất cả các lĩnh vực. Chắc chắn rằng, ngành ngân hàng không thể đứng ngoài công cuộc chuyển đổi xanh vì một nền kinh tế xanh và cuộc sống xanh.

Đọc nhiều