'Phá băng' cho doanh nghiệp ngành sản xuất bằng chuyển đổi số

(HQ Online) - Covid-19 gần như “đóng băng” ngành sản xuất nhưng lại là yếu tố thôi thúc chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra các đột phá trong sản xuất kinh doanh, hướng tới nền sản xuất thông minh.
Các công nghệ mới nổi sẽ ảnh hưởng tích cực đến cơ cấu chi phí doanh nghiệp
Đến năm 2025, tối thiểu 800 doanh nghiệp và 4.000 hộ kinh doanh chuyển đổi số thành công
Việt Nam có đầy đủ cơ sở vật chất, hạ tầng để chuyển đổi số trong nông nghiệp
3834-chuyen-doi-so-1
Chuyển đổi số là xu thế phát triển tất yếu của các doanh nghiệp. Ảnh: ST

Sáng 27/8, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Microsoft tổ chức hội thảo trực tuyến “Giải pháp thực tiễn hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất”.

Đổi mới để ứng phó thách thức

Phát biểu tại hội thảo, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp sản xuất. Do đó, các doanh nghiệp cần có chiến lược chuyển đổi rõ ràng, xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn và lượng hóa mọi tiêu chí để có một thước đo rõ ràng nhất.

Theo đại diện lãnh đạo VCCI, chuyển đổi số trong ngành sản xuất không chỉ đơn thuần là việc tự động hóa dây chuyền sản xuất hay phân tích dữ liệu tốt, mà này còn liên quan đến sự thay đổi trong suy nghĩ, cách tiếp cận và giải quyết vấn đề mới. Việc sẵn sàng thay đổi tư duy và ứng dụng những công nghệ mới sẽ giúp các nhà quản lý nâng cao hiệu quả sản xuất trong doanh nghiệp của mình.

Tại hội thảo, một số doanh nghiệp đã chia sẻ các kinh nghiệm thành công trong quá trình số hóa. Chẳng hạn, Nanoco - công ty sản xuất và phân phối các nhãn hiệu thiết bị điện hiện đại của Việt Nam, Lào và Campuchia - đã duy trì được hoạt động kinh doanh và vận hành trong bối cảnh đại dịch Covid-19 nhờ quyết định số hóa toàn bộ hệ thống với giải pháp Microsoft 365 trên nền tảng đám mây Microsoft Azure.

Tập đoàn Tecomen (doanh nghiệp sản xuất máy lọc nước Karofi tại Việt Nam) cũng đã thực hiện chuyển đổi số cho toàn bộ 6 chi nhánh trên nền tảng đám mây, từ đó giúp đội ngũ nhân viên công ty trích xuất báo cáo một cách nhanh chóng ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào, chỉ trong vài tiếng đồng hồ, thay vì mất vài ngày như trước đây.

Theo các doanh nghiệp và chuyên gia, mặc dù dịch Covid-19 gần như đã "đóng băng" ngành sản xuất, nhưng lại là yếu tố thôi thúc các doanh nghiệp trong ngành phải đổi mới để ứng phó với những thách thức trước mắt và chuẩn bị cho tương lai lâu dài.

Gần 80% máy móc là công nghệ cũ

Tuy nhiên, nói về thực trạng chuyển đổi số của doanh nghiệp, ông Lê Văn Khương, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phía Bắc, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, theo thống kê từ Cisco, quá trình số hóa của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam có thể đóng góp từ 24-30 tỷ USD vào GDP năm 2024. Tuy nhiên, vẫn còn hơn 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa phản ứng thụ động với sự thay đổi của thị trườg. Gần 80% máy móc mà các doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng mà công nghệ cũ của thập niên 1980-1990 nên gặp rào cản lớn trong chuyển đổi số.

Hơn nữa, thực trạng chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn khó khăn do thiếu kỹ năng số và nguồn nhân lực; thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh; thiếu tư duy hoặc thách thức về văn hóa doanh nghiệp; mô hình chuyển đổi số không phù hợp...

Vì thế, ông Khương thông tin, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 thông qua tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp.

Mục tiêu đến năm 2025, 100% doanh nghiệp được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; tối thiểu 100.000 doanh nghiệp được nhận các hỗ trợ từ Chương trình; 100 doanh nghiệp được hỗ trợ là các thành công điển hình trong chuyển đổi số, hướng tới các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và thiết lập mạng lưới chuyên gia gồm tối thiểu 100 tổ chức, cá nhân tư vấn thúc đẩy chuyển đổi số.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, ngành sản xuất cần tập trung vào các định hướng quan trọng như chuyển đổi lực lượng lao động, xây dựng các nhà máy linh hoạt bằng việc áp dụng công nghệ và internet vạn vật (IoT), kết nối với khách hàng theo những cách thức mới, xây dựng các chuỗi cung ứng bền vững, đổi mới và tạo ra những dịch vụ mới...

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước là một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán, qua đó giúp nâng cao hiệu lực kiểm tra, giám sát, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước.

Đọc nhiều