“Ông lớn” ngân hàng muốn được tăng vốn ngay từ đầu năm 2023

(HQ Online) - Các “ông lớn” ngân hàng có vốn nhà nước kiến nghị sớm được tăng vốn trong năm 2023 nhằm nâng cao năng lực tài chính.
Ngân hàng đã tăng mạnh vốn điều lệ, doanh nghiệp vẫn còn khó tiếp cận tín dụng
Ngân hàng chạy đua quyết liệt tăng vốn điều lệ
Kế hoạch của NHNN: Hỗ trợ lãi suất 2% trong 2 năm, tăng vốn cho nhóm Big4
để tăng nguồn lực tài chính, đảm bảo chỉ số an toàn vốn.
Lãnh đạo BIDV đề nghị tăng vốn để tăng nguồn lực tài chính, đảm bảo chỉ số an toàn vốn.

Cấp bách tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước

Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2023 mới đây, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết, ngân hàng đang hoàn thiện phương án cơ cấu lại giai đoạn 2021-2025 mà bản chất nội hàm chính là chiến lược phát triển của Vietcombank đến 2025, định hướng 2030, với tầm nhìn giữ vững vị trí là ngân hàng số 1 tại Việt Nam, đứng trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á.

Vì thế, Vietcombank xác định một trong những giải pháp là tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính; kiểm soát chặt chẽ chất lượng danh mục tín dụng. Phấn đấu đến năm 2023, tỷ lệ an toàn vốn đạt mức tối thiểu 10%, đến năm 2025 đạt mức tối thiểu 11%.

Nhưng để đạt được những mục tiêu này, lãnh đạo Vietcombank kiến nghị tiếp tục ưu tiên tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại nhà nước trong bối cảnh quy mô vốn điều lệ, hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại nhà nước còn ở mức rất khiêm tốn so với nhu cầu phát triển cũng như chuẩn mực quốc tế.

Phương án cụ thể được đưa ra như sau, Vietcombank đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho phép tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận còn lại của các năm 2019 và 2020 sau khi trích lập các quỹ. Trong năm 2023, Vietcombank dự kiến xin ý kiến NHNN để trình ĐHĐCĐ tiếp tục tăng vốn điều lệ sử dụng toàn bộ lợi nhuận tích lũy còn lại của năm 2021 và các năm trước.

Tương tự, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục cho phép các ngân hàng thương mại nhà nước được tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2022 theo tinh thần Nghị quyết 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội, để tăng nguồn lực tài chính, đảm bảo chỉ số an toàn vốn cho các các ngân hàng thương mại nhà nước.

Về phía Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), lãnh đạo ngân hàng này cũng nếu khó khăn, vướng mắc là vốn điều lệ thấp nên theo quy định thì với quy mô tín dụng hiện tại, Agribank không còn đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu để tăng trưởng tín dụng. Vì vậy trong năm 2022, tăng trưởng tín dụng của Agribank chỉ ở mức thấp so với bình quân chung toàn hệ thống.

Từ thực tiễn này, ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch HĐTV Agribank cho rằng việc cấp vốn điều lệ cho Agribank là việc rất cấp thiết để ngân hàng đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu cho tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm 2023, phục vụ cho nhu cầu vốn của nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực tam nông.

Do đó, Chủ tịch Agribank kiến nghị Chính phủ cần triển khai việc tạm ứng cấp vốn điều lệ cho Agribank 6.753 tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua dự toán ngân sách cấp vốn điều lệ cho Agribank.

Về việc tăng vốn cho Agribank, đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng nhận định, vốn điều lệ của Agribank đã đã sát với ngưỡng cho phép, nếu không tăng vốn điều lệ sẽ hạn chế cả hoạt động huy động vốn lẫn cho vay.

Giảm áp lực vốn trung dài hạn cho các ngân hàng

Ngoài những kiến nghị về vấn đề tăng vốn, các ngân hàng thương mại nhà nước còn đặt mong muốn kinh tế vĩ mô được điều hành đồng bộ, kiểm soát và nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường chứng khoán, đặc biệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đảm bảo thị trường chứng khoán là một kênh dẫn vốn trung dài hạn chủ yếu của nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, chia sẻ và giảm áp lực vốn trung dài hạn cho hệ thống ngân hàng thương mại.

Ông Phạm Đức Ấn còn nêu kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành cần có một chương trình hỗ trợ cũng như kiểm soát thị trường bất động sản để tránh khủng hoảng, bởi nếu không sẽ gây hệ lụy tiêu cực đến các ngành khác. Chính phủ cũng cần có cơ chế để kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân có hệ số sử dụng vốn huy động lớn.

Ông Phan Đức Tú đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành địa phương thực hiện đầy đủ các cam kết đã ký với các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, các định chế tài chính trong và ngoài nước tham gia các dự án PPP.

Trong khi đó, lãnh đạo Vietcombank đề nghị NHNN xem xét cho các ngân hàng thương mại nhà nước được chủ động quy mô tăng trưởng tín dụng hàng năm trên cơ sở đáp ứng các quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo chuẩn mực quốc gia và quốc tế. Vị này lý giải, các ngân hàng thương mại nhà nước đều bị hạn chế bởi quy mô vốn điều lệ nên chắc chắn không ảnh hưởng đến công tác điều hành của NHNN.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

(HQ Online) - Hiện cả nước có gần 300 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, nhưng với xu thế về phát triển bền vững, các doanh nghiệp mong muốn KCN được đầu tư phát triển thành hệ sinh thái, cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường cũng như có sự liên kết giữa các doanh nghiệp.
Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, cả nước đã nhập khẩu 2,65 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 85,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thép là vấn đề còn gây tranh cãi.
Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

(HQ Online) - Brand Finance – tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

Đọc nhiều