Nửa cuối tháng 4, nhộn nhịp đại hội cổ đông ngân hàng
Một số ngân hàng có khả năng lỗ nếu dịch bệnh còn kéo dài | |
17 ngân hàng có tầm quan trọng năm 2021 đang kinh doanh như thế nào? | |
Ngân hàng “rộng tay” chia cổ tức |
VietinBank sẽ tổ chức ĐHĐCĐ vào ngày 16/4. Ảnh: ST |
Trước đó, trong tháng 3 đã có một số ngân hàng tổ chức thành công ĐHĐCĐ như BIDV, MSB, PGBank, VIB. Ngày 6/4 vừa qua, ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 của ngân hàng ACB đã được thực hiện trong TP HCM. Nhưng phải đến nửa sau của tháng 4 mới thực sự sôi động, ước tính có 18 ngân hàng đã và đang lên kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ.
Cụ thể, VietinBank sẽ tổ chức ĐHĐCĐ vào 16/4 tới đây tại Hà Nội. Tiếp sau đó là SHB (22/4); SeABank, TPBank, HDBank, Sacombank, Vietcombank (23/4); PvcomBank, OCB, Techcombank (24/4); BacABank, NCB (26/4); Eximbank (26/4 và 27/4); MB (27/4); OCB (28/4); NamABank, ABB, VPBank, LienVietPostBank (29/4).
Năm nay, các ngân hàng đều dự kiến chia cổ tức rất cao. Lãnh đạo OCB cho biết, ngân hàng dự kiến mức tăng vốn điều lệ trong năm nay khoảng 25%, chia cổ tức ở mức khoảng 25%, bán cổ phiếu ESOP cho nhân viên và chào bán riêng lẻ 70 triệu cổ phiếu.
ACB cũng dự kiến phát hành hơn 540 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020, tương đương với tỷ lệ thực hiện là 25% (tỷ lệ này có thể điều chỉnh phụ thuộc vào sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước).
SHB dự kiến sẽ chi trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 20,5% bằng cổ phiếu, trong đó 10% cho năm 2019 và 10,5% cho năm 2020. MB thậm chí chia cổ tức tới 35% bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu ESOP…
Đặc biệt, tại Sacombank, với nguồn lợi nhuận giữ lại cao hơn 6.000 tỷ đồng, ngân hàng này muốn chia cổ tức cho cổ đông nhằm tăng vốn điều lệ cũng như đáp ứng kỳ vọng của cổ đông. Hiện nay, đề xuất của Sacombank đang chờ phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước.
5 năm gần đây, cổ đông của Sacombank không được chia cổ tức do ngân hàng này phải tập trung nguồn lực tái cơ cấu sau sáp nhập với Southern Bank, theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Trong nhóm ngân hàng quốc doanh, VietinBank dự kiến sẽ chia cổ tức với tỷ lệ trên 12%, trong đó chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 5% vốn điều lệ và phần còn lại bằng cổ phiếu. Phương án cụ thể sẽ theo phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trước đó, VietinBank vừa thanh toán cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt (5%) cho cổ đông, tương đương với quy mô hơn 1.800 tỷ đồng.
Vietcombank cũng đã chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 8% trong tháng 1/2021. ĐHĐCĐ năm nay, ngân hàng này sẽ trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ năm 2021-2022, nên nhiều khả năng Vietcombank sẽ có phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Nhưng bên cạnh một số ngân hàng chia cổ tức "khủng", vẫn có ngân hàng nhiều năm "không chịu" chia cổ tức cho cổ đông. Chẳng hạn, theo tài liệu phục vụ ĐHĐCĐ, cổ đông Techcombank sẽ bước sang năm thứ 10 không được chia cổ tức. Khoản lợi nhuận còn lại sau phân phối hơn 26.743 tỷ đồng này được HĐQT Techcombank đề xuất duy trì dưới hình thức không chia nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Tương tự, HĐQT TPBank cũng đề xuất để lại lợi nhuận chưa phân phối để mở rộng hoạt động kinh doanh năm nay. Lợi nhuận để lại chưa phân phối tại thời điểm cuối năm 2020 sau khi trích lập các quỹ là hơn 2.978 tỷ đồng.
Trong số các ngân hàng tiến hành ĐHĐCĐ vào khoảng thời gian này, đáng chú ý nhất là ĐHĐCĐ của Eximbank. Theo thông báo, ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của Eximbank diễn ra vào 26/4/2021 tại Hà Nội. Nhưng chỉ sau đó 1 ngày, ngân hàng này sẽ tiến hành luôn ĐHĐCĐ thường niên năm 2021.
Trước đó, vào 2 năm 2019 và 2020, ĐHĐCĐ thường niên của ngân hàng này đều thất bại, bị hủy hoặc hoãn do tỷ lệ cổ đông tham dự không đủ để tiến hành và lý do dịch bệnh.
Ý kiến bạn đọc