17 ngân hàng có tầm quan trọng năm 2021 đang kinh doanh như thế nào?

(HQ Online) - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng vừa phê duyệt 17 tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng năm 2021.
Moody's nâng triển vọng tín nhiệm cho 15 ngân hàng Việt Nam
Ngân hàng “rộng tay” chia cổ tức
Ngân hàng trước áp lực tăng vốn
17 ngân hàng có tầm quan trọng năm 2021 đang kinh doanh như thế nào?
Vietcombank là ngân hàng có lợi nhuận trước thuế cao nhất Ảnh: H.Dịu

Cụ thể, 17 ngân hàng thuộc nhóm các tín dụng có tầm quan trọng hệ thống năm 2021 gồm Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB); Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank); Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank); Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB); Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank).

Ngoài ra còn có Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank); Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank); Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB); Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB); Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB); Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank); Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Thống đốc NHNN yêu cầu cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động của 17 tổ chức tín dụng nêu trên để ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.

Theo Thông tư số 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng gây tác động tiêu cực lên toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và/hoặc rủi ro hệ thống làm gián đoạn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và toàn bộ nền kinh tế trong trường hợp mất khả năng thanh toán hoặc khả năng chi trả.

Vì thế, nhóm các đối tượng giám sát ngân hàng được phân chia thành 2 nhóm gồm: Nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống và nhóm còn lại trong hệ thống.

Tiêu chí xác định mức độ quan trọng hệ thống, nội dung giám sát an toàn vĩ mô, tần suất lập báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đối với Nhóm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống được hướng dẫn tại Sổ tay giám sát ngân hàng do Thống đốc NHNN ban hành.

Căn cứ các tiêu chí tại sổ tay giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc NHNN quyết định danh sách các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống trong từng thời kỳ.

Xét về quy mô vốn điều lệ, 17 ngân hàng này đều vượt trên 10.000 tỷ đồng. Trong đó, BIDV là quy mô vốn điều lệ lớn nhất với trên 40.220 tỷ đồng tính đến cuối năm 2020.

Quy mô vốn điều lệ của 17 ngân hàng có tầm quan trọng. Biểu đồ: H.Dịu
Quy mô vốn điều lệ của 17 ngân hàng có tầm quan trọng. Biểu đồ: H.Dịu

Tuy nhiên, lợi nhuận của 17 ngân hàng này có sự phân hóa mạnh khi có ngân hàng lãi hơn 23 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 1 tỷ USD là Vietcombank, nhưng cũng có ngân hàng lãi gần 700 tỷ đồng là SCB.

Lợi nhuận trước thuế năm 2020 của 17 ngân hàng có tầm quan trọng. Biểu đồ: H.Dịu
Lợi nhuận trước thuế năm 2020 của 17 ngân hàng có tầm quan trọng. Biểu đồ: H.Dịu

Tỷ lệ nợ xấu của nhóm 17 ngân hàng có tầm quan trọng được NHNN ban hành hầu hết đều dưới mức 3% theo quy định, trừ VPBank. Đa số ngân hàng cũng có xu hướng giảm tỷ lệ nợ xấu so với năm 2019. Riêng Agribank không đưa ra số liệu cụ thể về tỷ lệ nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu của 17 ngân hàng có tầm quan trọng. Biểu đồ: H.Dịu

Tỷ lệ nợ xấu của 17 ngân hàng có tầm quan trọng

Biểu đồ: H.Dịu

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc

Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc

(HQ Online) - Ngày 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).

Đọc nhiều