Nợ xấu ngân hàng dự báo tiếp tục tăng

(HQ Online) - Không chỉ mong muốn luật hóa Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu, các ngân hàng còn kỳ vọng vào thị trường mua bán nợ phát triển hơn, có cơ chế hỗ trợ các ngân hàng xử lý nợ xấu hiệu quả.
"Siết" ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp, chỉ được mua khi có nợ xấu dưới 3%
Đại dịch làm "đình trệ" hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu của VAMC
Đề xuất “chứng khoán hoá” nợ xấu, khoanh nợ cho khoản vay bị ảnh hưởng bởi Covid-19
hội thảo “Xử lý nợ xấu trong đại dịch Covid-19.
Hội thảo về xử lý nợ xấu trong đại dịch Covid-19

Tại hội thảo “Xử lý nợ xấu trong đại dịch Covid-19 và hoàn thiện chính sách pháp luật về xử lý nợ xấu theo hướng Luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14” do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức vào ngày 24/11, các chuyên gia và đại diện ngân hàng đã bày tỏ mong muốn hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đồng bộ nhằm thúc đẩy các chủ thể tham gia thị trường mua bán nợ.

Ông Trần Phương, Phó Tổng giám đốc BIDV cho biết, ảnh hưởng dịch Covid-19 đang làm gia tăng nợ xấu tại các ngân hàng. Đến hết quý 3/2021, thống kê tại 27 ngân hàng đang niêm yết trên sàn cho thấy tổng nợ xấu là 113.000 tỷ đồng, cao hơn 26% so với đầu năm.

Đại diện các ngân hàng cũng dự báo, đến cuối năm hoặc sang năm 2022, khối lượng nợ xấu có thể còn cao hơn nữa, bởi dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh lên tới hơn 3 triệu tỷ đồng, trong khi bản chất của nợ được cơ cấu lại chính là nợ xấu. Hơn nữa, công tác thu hồi, xử lý nợ xấu cũng gặp nhiều khó khăn, riêng 8 tháng đầu năm 2021 công tác thu hồi nợ là 90,1 nghìn tỷ đồng, chỉ đạt 63% so với cuối 2020.

Nói về khó khăn của thu hồi nợ, ông Vũ Minh Phương, Phó trưởng Phòng Công nợ, Vietcombank cho biết, hoạt động mua bán nợ còn nhiều vướng mắc, gây ảnh hưởng tới hoạt động của sàn giao dịch nợ. Chẳng hạn, khi tổ chức tín dụng thực hiện bán khoản nợ sẽ phải công khai rất nhiều thông tin về khoản nợ, nhưng quy định liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin lại không cho phép. Đặc biệt, cơ chế vẫn chưa có quy định cụ thể cách thức xác định giá bán nợ, nên ngân hàng chỉ dựa trên giá trị tài sản bảo đảm. Nhưng đối với các ngân hàng có vốn nhà nước như Vietcombank thì không được bán nợ dưới giá gốc, bởi sẽ làm mất vốn nhà nước...

Nhưng một " điểm sáng” trong hoạt động xử lý nợ xấu của các ngân hàng là sự ra đời của sàn giao dịch nợ VAMC, ông Nguyễn Quang Hòa, Phó Giám đốc Sàn giao dịch nợ VAMC cho biết, sau hơn một tháng hoạt động, đến ngày 19/11/2021, sàn giao dịch nợ VAMC đã ký hợp đồng đề nghị môi giới bán khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu với tổng dư nợ 7.458 tỷ đồng. Sàn đã có 35 đơn vị được cấp tài khoản thành viên.

Dù vậy, theo các ngân hàng, để sàn giao dịch nợ hoạt động hiệu quả hơn nữa, Chính phủ cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đồng bộ nhằm thúc đẩy các chủ thể tham gia thị trường mua bán nợ. Đồng thời, xây dựng chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia.

Đối với mong muốn của các tổ chức tín dụng là sớm Luật hóa Nghị quyết 42, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam: Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu chỉ còn gần 1 năm nữa là hết hiệu lực, khi đó sẽ có nhiều rủi ro cho hệ thống ngân hàng, nguy cơ “con nợ to hơn chủ nợ” có thể xảy ra, việc chây ì trả nợ lại tái diễn.

Trong khi đó, đại diện BIDV đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục có các chính sách hỗ trợ, củng cố hoạt động, năng lực của các doanh nghiệp, cá nhân và cần có các cơ chế hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng. Các cơ quan Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng trong giải quyết các nghiệp vụ xử lý nợ (khởi kiện, thi hành án...), tránh tình trạng đình trệ tiếp nhận hồ sơ giải quyết…

Về phía cơ quan quản lý, tại hội thảo, ông Lê Trung Kiên, Phó Cục trưởng Cục Giám sát an toàn hệ thống các Tổ chức tín dụng (Cục IV) thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) cho biết, NHNN đã chỉ đạo hệ thống ngân hàng duy trì mức độ tăng trưởng tín dụng hợp lý, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, NHNN cũng đang thúc đẩy hệ thống ngân hàng chuyển đổi số, tăng trích lập dự phòng rủi ro, đề xuất Quốc hội ban hành Luật Xử lý nợ xấu, tăng cường hoạt động mua bán nợ… Ngoài ra, NHNN cũng đang nghiên cứu, xem xét việc lùi tỷ lệ áp dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8

(HQ Online) - Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa tại Quận 8 có địa chỉ 316C Phạm Hùng, phường 5, quận 8, TPHCM. Đây là bệnh viện thứ tư trong hệ thống, mang đến dịch vụ khám chữa bệnh chuyên sâu, hiện đại cho người dân khu vực phía Tây Nam TPHCM, miền Tây Nam Bộ và các tỉnh lân cận.
Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai

Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai

(HQ Online) - Chuyển đổi xanh không chỉ là trách nhiệm của các ngành sản xuất hay các tổ chức chính phủ mà cần có sự tham gia của tất cả các lĩnh vực. Chắc chắn rằng, ngành ngân hàng không thể đứng ngoài công cuộc chuyển đổi xanh vì một nền kinh tế xanh và cuộc sống xanh.
Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

(HQ Online) - Với sự tập trung không ngừng vào việc nâng cấp và hoàn thiện mô hình logistics chất lượng cao, THILOGI đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tại miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào và Bắc Campuchia tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đọc nhiều