Nhiều nhà sản xuất dệt may quốc tế mở rộng hoạt động sang Việt Nam

(HQ Online) - Đó là thông tin được ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương chia sẻ tại buổi họp báo giới thiệu Triển lãm Quốc tế ngành Dệt may và Công nghệ Dệt may 2024 (VIATT 2024) ngày 23/2.
4 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô trong nửa tháng đầu năm 2024 Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, dệt may TPHCM có đơn hàng đến tháng 6
Các doanh nghiệp trong khối AFTEX tìm hiểu về các sản phẩm, nguyên phụ liệu mới của ngành dệt may Việt Nam bên lề hội nghị. Ảnh: N.H
Các FTA mà Việt Nam là thành viên tiếp tục là những nền tảng tích cực cho sự phát triển của ngành dệt may. Ảnh: N.H

Theo ông Lê Hoàng Tài, năm 2023, sản xuất và xuất khẩu dệt may Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tổng kim ngạch toàn ngành giảm hơn 9% so với năm 2022, đạt 40,324 tỉ USD. Năm 2024, dự báo các doanh nghiệp ngành dệt may tiếp tục đối diện nhiều thách thức về đơn hàng giảm, dù có triển vọng tăng trưởng xuất khẩu trở lại nhưng rủi ro về chuỗi cung ứng, xu hướng chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, xanh hóa… vẫn còn tiếp diễn.

Tuy nhiên, với triển vọng phục hồi kinh tế thế giới cũng như dự báo tình hình kinh tế Việt Nam, ngành dệt may đưa ra mục tiêu phấn đấu kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2024 đạt 44 tỉ USD, tăng 9,2% so với năm 2023.

Đặc biệt, Phó Cục trưởng Lê Hoàng Tài còn cho biết, nhiều nhà sản xuất dệt may quốc tế đã và đang mở rộng hoạt động sang Việt Nam, thúc đẩy ngành công nghiệp nội địa vốn đã phát triển mạnh mẽ. Điều này cho thấy Việt Nam có thế mạnh nhất định trong lĩnh vực dệt may. Hơn nữa, việc là thành viên của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như RCEP, CPTPP, EVFTA… tiếp tục là những nền tảng tích cực cho sự phát triển của ngành trong thời gian tới.

Với mục tiêu hỗ trợ sự phát triển toàn diện của chuỗi giá trị dệt may tại Việt Nam, từ ngày 28/2 đến 1/3 tới, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp cùng Tập đoàn Messe Frankfurt tổ chức Triển lãm Quốc tế ngành Dệt may và Công nghệ Dệt may 2024 (VIATT 2024) tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TPHCM.

Theo đó, VIATT 2024 có quy mô trên 500 gian hàng trưng bày trên tổng diện tích 15.000 m2 của hơn 400 doanh nghiệp trong nước và quốc tế đến từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Theo đánh giá của Cục Xúc tiến thương mại, VIATT 2024 là dịp tốt để doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp uy tín, thúc đẩy mối quan hệ giao thương, tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng dần tỷ lệ nội địa hoá, chủ động đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong và ngoài nước, đáp ứng quy tắc xuất xứ đòi hỏi của các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới. Qua đó nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, góp phần thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam phát triển theo xu hướng xanh và bền vững trên thế giới.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc

Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc

(HQ Online) - Ngày 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).

Đọc nhiều