Ngân hàng lãi lớn từ bảo hiểm nhưng cần giám sát chặt chẽ hơn
Doanh thu ngành bảo hiểm tăng trưởng bình quân 15%/năm trong giai đoạn 2021-2025 | |
Phê duyệt Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi đến năm 2025 | |
Thị trường bảo hiểm tiếp đà tăng trưởng |
Cần có quy định để quản lý chặt chẽ kênh phân phối bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng. Ảnh: ST |
Thu lãi hàng nghìn tỷ nhờ bảo hiểm
Khảo sát báo cáo tài chính cả năm 2022 của các ngân hàng, MB là ngân hàng có nguồn thu lớn nhất từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm khi đạt tới gần 10.195 tỷ đồng, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2021. Nguồn thu này năm 2022 chiếm 71,5% tổng doanh thu từ mảng dịch vụ của MB, tăng so với mức 68% của năm 2021.
Tại VPBank, nguồn thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm cũng tăng gần 42% so với năm 2021 ở mức 3.354 tỷ đồng doanh thu, chiếm 32% tổng thu dịch vụ của nhà băng này.
Hơn nữa, năm 2022, VPBank còn thu về ước khoảng 8.000 tỷ đồng từ thương vụ tái ký thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm với Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam. Nhờ đó, năm 2022, lãi thuần từ hoạt động khác của VPBank lên tới 10.583 tỷ đồng, gấp 5 lần năm 2021 là nhờ thương vụ này.
Với VIB, năm 2022, ngân hàng này đạt lợi nhuận trước thuế 10.581 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2021. Góp phần vào kết quả này là nhờ tổng doanh thu đạt hơn 18.150 tỷ đồng, tăng 23% so với năm trước, trong đó hoa hồng bảo hiểm VIB nhận được là gần 1.303 tỷ đồng, tăng gần 9% so với năm trước, chiếm 41% tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ.
Tại Techcombank, tuy thu nhập từ dịch vụ hợp tác bảo hiểm không nhiều như những ngân hàng kể trên, đạt hơn 1.750 tỷ đồng tăng, chỉ chiếm hơn 16% tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ, nhưng cũng ghi nhận mức tăng khá hơn 12% so với năm trước.
Các ngân hàng khác cũng ghi nhận nguồn thu đầy tích cực từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm. Nếu xét về tốc độ tăng trưởng, PG Bank là ngân hàng ghi nhận tốc độ tăng thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm cao nhất lên tới trên 300% trong năm 2022; tiếp đến là SeABank với 114%. Trong thống kê sơ bộ thì chỉ có TPBank có số thu từ hoạt động này giảm 8% so với năm 2021.
Chuẩn hóa hoạt động phân phối bảo hiểm qua ngân hàng
Rõ ràng, hiện các ngân hàng đang rất tích cực đa dạng hóa nguồn thu nhằm tránh lệ thuộc vào thu nhập từ tín dụng, vì thế, việc hợp tác với các công ty bảo hiểm là một hướng đi phù hợp.
Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030 được Chính phủ ban hành vào đầu năm 2023 đã yêu cầu đa dạng và chuyên nghiệp hóa kênh phân phối bảo hiểm; chuẩn hóa hoạt động phân phối bảo hiểm qua đại lý tổ chức, đại lý ngân hàng; nâng cao chất lượng đào tạo và thi đại lý bảo hiểm. Đặc biệt là phải tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm; tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. |
Tuy nhiên, hình thức này cũng nảy sinh một số vấn đề tiêu cực được báo chí phản ánh như ngân hàng yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm như là một điều kiện để được cấp tín dụng, một số nhân viên ngân hàng tư vấn gây hiểu nhầm cho khách hàng về việc mua bảo hiểm và gửi tiết kiệm, hay thậm chí mới đây là việc người dân phản ánh gửi tiết kiệm tại ngân hàng nhưng lại bị “biến hóa” thành mua bảo hiểm...
Vì thế, không ít lần, Ngân hàng Nhà nước đã phải đưa ra chỉ đạo các ngân hàng rà soát hệ thống, xử lý nghiêm những trường hợp bắt buộc khách hàng phải mua các loại bảo hiểm không thực sự cần thiết khi cấp tín dụng.
Hiện Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm. Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các doanh nghiệp bảo hiểm phân phối qua kênh ngân hàng phát triển tương đối mạnh nhờ vào hình thức tư vấn tài chính toàn diện giúp chi phí bán hàng rẻ hơn. Nhưng VCCI nhấn mạnh, việc đưa ra quy định để khắc phục các vấn đề còn hạn chế là cần thiết.
Các chuyên gia Công ty Chứng khoán SSI cũng nhận định, dự thảo nêu trên có nội dung đề xuất các ngân hàng bán chéo bảo hiểm phải ghi âm toàn bộ quá trình tư vấn và lưu lại trong 5 năm toàn bộ nội dung đã tư vấn cho khách hàng. Mặc dù dự thảo thông tư này vẫn chưa được phê duyệt, nhưng SSI kỳ vọng, quy định này sẽ giúp công tác quản lý giám sát hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm qua chi nhánh ngân hàng được chặt chẽ hơn.
Ý kiến bạn đọc