MB báo lãi trước thuế 2021 tăng gần 55%, đạt hơn 16.500 tỷ đồng

(HQ Online) - Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4 và cả năm 2021 với lợi nhuận trước thuế năm 2021 tăng 55%, đạt hơn 16.527 tỷ đồng.
Tăng gấp đôi trích lập dự phòng, MB báo lãi quý 3 tăng gần 30%
Giải pháp ngân hàng số toàn diện cho doanh nghiệp BIZ MBBank
MB dự toán giảm 1.000 tỷ đồng tiền lãi để hỗ trợ khách hàng
Giao dịch tại MB.
Giao dịch tại MB.

Báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy, năm 2021, MB đạt gần 37.000 tỷ đồng tổng thu nhập hoạt động, tăng 35% so với năm trước. Trong đó, hoạt động kinh doanh chính đạt hơn 26.000 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 29,2%; lãi thuần từ các hoạt động kinh doanh ngoài lãi tăng 51,5% so với năm trước.

Cụ thể, lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 22%, ghi nhận 4.367 tỷ đồng nhờ tăng thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm, thu từ hoạt động môi giới chứng khoán, thu từ xử lý nợ. Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng đến 69%, đạt hơn 1.331 tỷ đồng. Lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư, chứng khoán kinh doanh tăng 75%, thu về gần 1.667 tỷ đồng...

Nhờ chuyển đổi số mạnh mẽ, chi phí hoạt động của MB được kiểm soát, tăng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu khi chi phí hoạt động tăng 17,2%.

Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng của MB khá tốt khi tổng nợ xấu tăng nhẹ 1% so với đầu năm, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) giảm trong khi nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng. Tỷ lệ nợ xấu trên dự nợ vay giảm nhẹ từ 1,09% hồi đầu năm xuống còn 0,9%.

Nhờ vậy, tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao giúp chi phí dự phòng của ngân hàng không tăng quá mạnh. Năm 2021, MB dành ra hơn 8.030 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 31% so với năm trước.

Sau khi trừ chi phí, MB ghi nhận lãi trước thuế cả năm 2021 đạt 16.527 tỷ đồng, tăng 54,6% so với năm 2020, vượt 25% kế hoạch đề ra; lợi nhuận sau thuế đạt hơn 13.220 tỷ đồng. Chỉ tính riêng quý 4, lợi nhuận của MB đã đạt tới 4.642 tỷ đồng, tăng gần 82% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, so với kết quả kinh doanh của các ngân hàng đã công bố, lợi nhuận của MB hiện đang đứng thứ 4, sau Vietcombank, Techcombank và VietinBank.

Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của MB đạt 607.000 tỷ đồng, tăng 22,6%; cho vay khách hàng tăng 20,8%, tiền gửi khách hàng tăng 23,4%.

Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao cho phép MB linh hoạt hơn trong việc giảm trích lập dự phòng và từ đó tăng lợi nhuận trong tương lai. Các chuyên gia kỳ vọng tỷ lệ chi phí tín dụng sẽ đạt 2,05% vào năm 2022. Bên cạnh đó, tăng trưởng cho vay năm 2022 dự báo đạt 17% do nhu cầu vay vốn sẽ tăng trở lại khi nền kinh tế hồi phục. Nhóm phân tích cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ mở rộng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng có chất lượng tài sản và mức độ an toàn vốn vững chắc.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Lãnh đạo các ngân hàng lớn kiến nghị giải pháp giảm áp lực dòng vốn trung và dài hạn

Lãnh đạo các ngân hàng lớn kiến nghị giải pháp giảm áp lực dòng vốn trung và dài hạn

(HQ Online) - Tại buổi làm việc của Thường trực Chính phủ với 13 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) lớn về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội vào chiều 21/9/2024, trước tốc độ tăng trưởng tín dụng còn chậm, các ngân hàng kiến nghị cần giải pháp đồng bộ từ các bộ, ngành.

Đọc tiếp

Đọc nhiều