Lan tỏa hào khí doanh nhân Việt Nam

(HQ Online) - Dự kiến đến năm 2025 nước ta sẽ có 1,5 triệu doanh nghiệp, vì thế, cùng với cải thiện môi trường kinh doanh, các doanh nhân mong muốn được cổ vũ tinh thần và xây dựng bản sắc văn hóa để ngày càng phát triển.
Thủ tướng đề nghị doanh nhân Việt Nam trau dồi bản lĩnh, đạo đức kinh doanh
Doanh nhân Việt và bản lĩnh vươn ra thị trường thế giới
Với doanh nhân, ưu đãi không quan trọng bằng cơ hội kinh doanh
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân. Ảnh: H.Dịu
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân. Ảnh: H.Dịu

Giai đoạn từ năm 2001 đến nay, nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng. Việt Nam đã mở cửa thị trường, ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác nước ngoài, trở thành nền kinh tế có độ mở và hội nhập quốc tế hàng đầu thế giới.

Năm 2001, quy mô xuất nhập khẩu Việt Nam đạt 31,1 tỷ USD thì đến năm 2022 đã đạt 732,5 tỷ USD, tăng tới 23,5 lần, nằm trong top 20 nền kinh tế có quy mô xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới. Năm 2022, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu hàng hoá lớn thứ 6 vào Hoa Kỳ, vượt qua cả nước Anh, đối tác thương mại truyền thống của Hoa Kỳ.

Có được kết quả này, theo các chuyên gia là có sự đóng góp rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Theo thống kê của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến cuối năm 2022, nước ta có xấp xỉ 1 triệu doanh nghiệp, gần 30 nghìn hợp tác xã và trên 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, tương ứng với đó là đội ngũ doanh nhân đông đảo hàng triệu người.

VCCI nhận định, dự kiến đến năm 2025, nước ta sẽ có 1,5 triệu doanh nghiệp. Một số doanh nhân Việt Nam đã có tên trong danh sách tỷ phú toàn cầu. Hiện có trên 1,6 nghìn dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam với tổng số vốn gần 22 tỷ USD, thực hiện tại khắp các châu lục.

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho biết, giới doanh nhân Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, có vị thế và vai trò quan trọng được khẳng định trong các nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, trong Hiến pháp, luật pháp và chính sách của Nhà nước, đặc biệt là trong các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chủ tịch VCCI cũng nhận định, nét tiêu biểu của doanh nhân Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế là những người tự tin, có trình độ quản trị và kiến thức chuyên môn, có sự năng động, sáng tạo và có khát vọng đưa doanh nghiệp và đất nước phát triển ngang tầm với các quốc gia hàng đầu trong khu vực và thế giới.

Còn theo các doanh nghiệp, nhiều văn bản luật pháp, chính sách đã được ban hành tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển, để doanh nhân Việt Nam thực sự trở thành lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền kinh tế.

Do đó, VCCI cho biết, giai đoạn 2021-2026 cần thực hiện 3 đột phá chiến lược là thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, tiên phong xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Vào giữa năm 2022, VCCI đã công bố và phát động thực hiện 6 quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, để lan tỏa tinh thần và cổ vũ hào khí doanh nhân hơn nữa, góp phần vun đắp, xây dựng văn hoá kinh doanh Việt Nam thời kỳ mới thì cần có một bài ca truyền thống.

Do đó, VCCI và Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã phối hợp tổ chức cuộc thi sáng tác ca khúc “Hào khí doanh nhân Việt Nam”. Tất cả nhạc sĩ, các doanh nhân và mọi người đều có thể tham gia, gửi bài hát dự thi với thời hạn nhận bài đến hết ngày 31/7/2023. Giải nhất trị giá 200 triệu đồng sẽ được trao cho bài hát được chọn lựa là ca khúc truyền thống tại lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10/2023.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước là một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán, qua đó giúp nâng cao hiệu lực kiểm tra, giám sát, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước.

Đọc nhiều