Kênh KBS: Việt Nam là đối tác quan trọng của Hàn Quốc

Bài viết trên KBS cho rằng khi xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng, các hãng từ khắp nơi trên thế giới đang đổ xô đến Việt Nam và Việt Nam đang có sức hút mạnh mẽ.

Kenh KBS: Viet Nam la doi tac quan trong cua Han Quoc hinh anh 1

Sản xuất chi tiết động cơ, ly hợp, côn, hộp số của ôtô, xe máy tại Công ty Exedy Việt Nam, Khu công nghiệp Khai Quang. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTX)VN

Kênh KBS ngày 24/1 đăng bài viết đặc biệt về Việt Nam, trong đó nhấn mạnh Việt Nam là đất nước có tầm quan trọng đặc biệt với Hàn Quốc. Việt Nam là nơi có cộng đồng người Hàn Quốc lên tới hơn 200.000 người và là quốc gia mang lại thặng dư thương mại lớn nhất cho Hàn Quốc trong năm 2022.

Việt Nam cũng là quốc gia có mức tiêu thụ bánh Choco Pie trị giá lên tới 100 tỷ won (81,02 tỷ USD) mỗi năm và có 270 cửa hàng Lotteria.

Bài viết cho rằng khi xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng, các hãng từ khắp nơi trên thế giới đang đổ xô đến Việt Nam và Việt Nam đang có sức hút mạnh mẽ.

Tập đoàn Apple sẽ sản xuất MacBook tại Việt Nam từ tháng Năm tới và cả tập đoàn Dell và HP cũng sẵn sàng đến Việt Nam. Một số lượng đáng kể các công ty Trung Quốc cũng đang chuyển sang Việt Nam.

Khi dòng vốn đầu tư vào và xuất khẩu tăng lên, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2022, Việt Nam đạt mức tăng trưởng 8,02% và lương của công nhân tăng trung bình 16%.

Việt Nam đang trở thành cơ sở sản xuất toàn cầu. Vào tháng 12/2022, Việt Nam đã vượt qua Vương quốc Anh về thương mại với Mỹ và vươn lên vị trí thứ 7.

Để sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm điện tử, Việt Nam cần nhập khẩu các linh kiện cảm biến, chất bán dẫn, màn hình, thép và đây là những hạng mục mà Hàn Quốc đang có thế mạnh.

Năm 2022, Hàn Quốc đã xuất khẩu 60,9 tỷ USD sang Việt Nam, tương đương hơn 50% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Mỹ (109,8 tỷ USD) và gấp đôi xuất khẩu sang Nhật Bản (30,6 tỷ USD).

Mặc dù Việt Nam đạt thặng dư thương mại lớn với Hàn Quốc với quy mô xuất siêu là 34,2 tỷ USD song quốc gia mà Hàn Quốc thu được nhiều lợi ích nhất trong năm qua chính là Việt Nam chứ không phải Trung Quốc hay Mỹ.

Hàn Quốc đứng đầu cả về số lượng và giá trị đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính theo lũy kế. Hiện có khoảng 9.000 công ty Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.

Nền kinh tế Việt Nam mở cửa vào năm 1986. Trong quá trình trên Việt Nam đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển. Ở Việt Nam, các tập đoàn nội địa như Vin Group và VietJet đang phát triển nhanh chóng.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

(HQ Online) - 190 doanh nghiệp với tổng số 359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024. Đây là những doanh nghiệp đáp ứng hệ thống các tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, là những doanh nghiệp tiêu biểu, đại diện cho Thương hiệu Việt Nam.

Đọc tiếp

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

(HQ Online) - Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để các bộ, ngành, địa phương được chủ động sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đọc nhiều