Hãng tàu đầu tiên tại Việt Nam cam kết không tăng giá cước vận tải container

Hãng tàu CMA-CGM tại Việt Nam đã đưa ra cam kết với khách hàng về việc không tăng giá vận chuyển hàng hóa container đến hết ngày 1/2/2022.
Hải quan Hòn Gai đón tàu container của hãng vận tải lớn nhất thế giới
Lợi nhuận khả quan, doanh nghiệp vận tải biển tăng đầu tư cho đội tàu
Các hãng tàu “nhập nhèm” niêm yết giá cước
Thiếu container rỗng, cước vận tải tăng: Doanh nghiệp ứng phó thế nào?
12 hãng tàu vào “tầm ngắm” kiểm tra giá cước vận chuyển container

Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu dẫn đến tình trạng tắc nghẽn cảng trên thế giới, lịch trình tàu thay đổi, khó khăn trong việc cung ứng container rỗng làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, đã đẩy giá cước lên cao chưa từng có.

Việt Nam là thị trường vận tải tiềm năng đối với các hãng tàu lớn trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng cao thứ 2 trong khu vực. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển trong thời gian vừa qua tăng trung bình khoảng 13%/năm. Mặc dù tác động của dịch Covid-19 nhưng hàng hóa thông qua cảng biển trong năm 2020 - 2021 vẫn ở mức cao.

Năm 2020, sản lượng hàng hóa container xuất nhập khẩu đạt 14,65 triệu TEUs, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2019. Trong 8 tháng đầu năm 2021, sản lượng hàng hóa container xuất nhập khẩu đạt 10,95 triệu TEUs, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020.

Lượng hàng hóa xuất khẩu do CMA-CGM khai thác trong 8 tháng đầu năm 2021 đạt tốc độ tăng trưởng 20% so với cùng kỳ năm ngoái và trong tháng 6 đầu năm năm 2021, đạt mức tăng trưởng đến 30% so với cùng kỳ năm 2020.

Ngoài vai trò là nhà vận tải lớn tại Việt Nam, CMA-CGM còn đầu tư vốn xây dựng cảng biển nước sâu, điển hình cảng Gemalink tại Cái Mép - Thị Vải có thể đón được tàu container lớn nhất trên thế giới ra vào hoạt động.

Đáng chú ý, nhằm khẳng định ưu tiên trong mối quan hệ lâu dài với khách hàng trước các diễn biến chưa từng có tiền lệ trong lĩnh vực vận tải biển trong thời gian qua, hãng tàu CMA-CGM (hãng tàu lớn thứ 3 trên thế giới) đã ra tuyên bố, sẽ không tăng giá cước đối với tất cả các dịch vụ mang thương hiệu: CMA CGM, CNC, Containerships, Mercosul, ANL, APL. Quyết định này có hiệu lực từ ngày công bố đến ngày 1/2/2022.

Hãng tàu đầu tiên tại Việt Nam cam kết không tăng giá cước vận tải container
Hãng tàu CMA-CGM cũng đang đầu tư mạnh mẽ để tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ. Ảnh: Internet.

Động thái này của hãng tàu có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh giá cước vận tải biển đang rất nóng tại thời điểm hiện nay. Đồng thời, đây cũng là động lực để khuyến khích các hãng tàu khác có chính sách không tăng giá cước trong thời gian tới.

Được biết, hãng tàu CMA-CGM cũng đang đầu tư mạnh mẽ để tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ. Theo đó, Tập đoàn đã nâng công suất của đội tàu hoạt động lên 11% kể từ ngày 31/12/2019, thông qua việc bổ sung các tàu mới và mua các tàu cũ, nhờ đó, Tập đoàn này đã tăng được thêm 780.000 TEUs.

Bên cạnh các chính sách không tăng giá trong thời gian tới, hãng tàu CMA-CGM cũng có các chính sách hỗ trợ khách hàng như: áp dụng kỹ thuật số nhằm giảm thiểu các thủ tục cho khách hàng; cho phép khách hàng lẻ đặt hàng online trực tiếp với hãng tàu; lắng nghe và giải quyết các ý kiến của khách hàng; tăng tuyến, bổ sung container rỗng cho thị trường Việt Nam; tăng cỡ tàu đi Mỹ lên 15.000 TUEs.

Đồng thời, hãng tàu cũng cam kết sẽ tiếp tục đáp ứng tốt hơn nhu cầu đặt chỗ của khách hàng, không để xảy ra tình trạng thiếu container rỗng và thiếu chỗ trên tàu.

Đánh giá về cam kết này của hãng tàu CMA-CGM, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Hoàng Hồng Giang cho biết, bên cạnh việc giữ ổn định mức giá vận chuyển hàng hóa container đối với khách hàng, hãng tàu CMA-CGM cần cam kết đảm bảo nguồn vỏ container và chỗ trên đội tàu cho thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Cục Hàng hải Việt Nam cam kết thực hiện các chính sách đảm bảo việc vận hành tại cảng biển được thông suốt, yêu cầu các Cảng vụ hàng hải tại khu vực giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động của các tàu biển tại khu vực, kết cấu hạ tầng đảm bảo giao thông hàng hải.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025

Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025

(HQ Online) - Bộ Tài chính vừa đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường trong năm 2025 đối với xăng (trừ etanol), dầu, mỡ nhờn; giảm khoảng 70% đối với nhiên liệu bay và 40% với dầu hỏa. Theo tính toán, tổng NSNN giảm khoảng 44.224 tỷ đồng khi áp dụng chính sách này.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

(HQ Online) - Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để các bộ, ngành, địa phương được chủ động sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đọc nhiều