Giữ vai trò thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước phát huy vị thế dẫn dắt, mở đường

(HQ Online) - Theo Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong năm 2024 và thời gian tới, các tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban cần giải quyết những khó khăn, phát huy vai trò dẫn dắt, mở đường cho các thành phần kinh tế cùng phát triển.
"Soi" tiến độ giải ngân vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước Nắm giữ khối tài sản 3,7 triệu tỷ đồng, doanh nghiệp nhà nước phải làm việc lớn, việc mới Những bước tiến của 19 tập đoàn, tổng công ty sau 5 năm về "siêu ủy ban"
Giữ vai trò thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước phát huy vị thế dẫn dắt, mở đường
Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, phương hướng nhiệm vụ năm 2024 của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh

Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, phương hướng nhiệm vụ năm 2024 của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 19 tập đoàn, tổng công ty vào ngày 20/12 cho biết, những thuận lợi và khó khăn đan xen từ kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển của các tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu.

Tuy nhiên, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và kế hoạch công tác năm 2023, Ủy ban và các tập đoàn, tổng công ty đã cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng tối đa những cơ hội, hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ công tác năm 2023.

Trong đó, Ủy ban đã thực hiện đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, điều hành để hỗ trợ, thúc đẩy các tập đoàn, tổng công ty duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững vai trò của doanh nghiệp nhà nước là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao. Tích cực đổi mới phương thức, lề lối làm việc để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị, điều hành. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các tập đoàn, tổng công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và sắp xếp lại, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước.

Ngoài ra, Ủy ban cũng đã chủ động trao đổi ý kiến, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình xem xét, giải quyết công việc của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Ủy ban để bảo đảm đúng quy định của pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong thực tiễn.

Đặc biệt, với vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công thương (Ban Chỉ đạo), Ủy ban đã thực hiện đầy đủ và có kết quả các nhiệm vụ được giao. Trong đó đã có 8/12 dự án, doanh nghiệp đã được Bộ Chính trị đồng ý chủ trương, định hướng xử lý cụ thể. Sau khi có phương án xử lý, một số dự án, doanh nghiệp đã có lãi, giảm lỗ lũy kế, giảm dư nợ...

Nhưng nhìn thẳng vào những kết quả đạt được, Ủy ban cũng nhìn nhận vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như việc giải quyết một số công việc thuộc quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước được thực hiện đầy đủ nhưng còn chưa bảo đảm thời hạn theo quy định như: báo cáo tài chính; báo cáo giám sát tài chính doanh nghiệp năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023; báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp năm 2022...

Nguyên nhân được chỉ ra là do khối lượng công việc của Ủy ban rất lớn, lĩnh vực đa dạng, tính chất phức tạp, một số công việc tồn đọng kéo dài qua nhiều đời chính sách, quy định; trong khi đó, số lượng cán bộ còn hạn chế, chưa đủ theo định biên, việc thu hút cán bộ có năng lực, trình độ và kinh nghiệm còn gặp khó khăn cả về cơ chế tuyển dụng và chế độ đãi ngộ.

Ngoài ra, một số quy định pháp luật trong việc thực hiện thẩm quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước còn bất cập hoặc chưa rõ ràng, đồng bộ, thống nhất, chậm được sửa đổi, bổ sung làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban và các doanh nghiệp.

Đại diện một số tập đoàn, tổng công ty được trao cờ thi đua của Ủy ban.
Đại diện một số tập đoàn, tổng công ty được trao cờ thi đua của Ủy ban.

Nâng cao năng lực từ xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Từ những báo cáo của Ủy ban và một số tập đoàn, tổng công ty tại Hội nghị, ông Võ Văn Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương đánh giá cao những kết quả mà Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cùng 19 tập đoàn, tổng công ty đã đạt được khi nhiều chỉ tiêu kinh tế - tài chính tăng vượt và tăng khá so với cùng kỳ năm trước.

Ông Võ Văn Dũng nhấn mạnh, thành công này rất quan trọng, góp phần làm bức tranh kinh tế trong nước sáng lên trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới còn ảm đạm. Đồng thời, kết quả này là sự nỗ lực lớn của Ủy ban, các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc với những cách làm mới… cùng sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và các bộ, ngành.

Trong năm 2024 và thời gian tới, cùng với việc thực hiện tốt các kế hoạch về sản xuất, kinh doanh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương đã đề nghị các tập đoàn, tổng công ty chú trọng phát triển về văn hóa doanh nghiệp, tăng cường các yếu tố về văn hóa trong điều hành, lãnh đạo doanh nghiệp. Ủy ban cũng như các tập đoàn, tổng công ty phải xem đây là nhiệm vụ chi phối, nòng cốt trong các nhiệm vụ chính trị, kinh tế được giao.

“Cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp để làm cho mọi người cùng yêu doanh nghiệp, yêu tập đoàn của mình, từ đó xem doanh nghiệp nhà nước như doanh nghiệp của mình để chăm lo, chắt chiu, bảo vệ, giữ uy tín, cải tiến kỹ thuật...”, ông Võ Văn Dũng đề nghị.

Tiếp thu những ý kiến này, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng khẳng định, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, gắn với đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp nâng cao vai trò, năng lực của các tập đoàn, tổng công ty trong phát triển kinh tế.

Chia sẻ về những định hướng của Ủy ban trong năm 2024, Chủ tịch Ủy ban đánh giá, dù các tập đoàn, tổng công ty giữ vai trò quan trọng, tài sản lớn nhưng chưa thực sự phát huy hết hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư lớn và quan trọng. Vì thế, ông Nguyễn Hoàng Anh đề nghị các doanh nghiệp cần giải quyết những nút thắt để hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong năm 2024-2025 và thực hiện kế hoạch 5 năm, từ đó phát huy vai trò dẫn dắt, mở đường cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.

Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nêu rõ, trong thời gian tới, Ủy ban sẽ tiếp tục thực hiệu hiệu quả, hoàn thiện hành lang pháp lý, phát triển mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ủy ban để thực hiện tốt hơn chức năng cơ quan chuyên trách, chuyên nghiệp thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Cùng với đó, để thực hiện tốt các chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban sẽ chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ, bảo đảm vai trò của doanh nghiệp nhà nước; đẩy mạnh chuyển đổi số để thực hiện các đột phá chiến lược; mạnh dạn, đi tiên phòng, thực hiện những “việc mới, việc khó” để tạo động lực phát triển...

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8

(HQ Online) - Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa tại Quận 8 có địa chỉ 316C Phạm Hùng, phường 5, quận 8, TPHCM. Đây là bệnh viện thứ tư trong hệ thống, mang đến dịch vụ khám chữa bệnh chuyên sâu, hiện đại cho người dân khu vực phía Tây Nam TPHCM, miền Tây Nam Bộ và các tỉnh lân cận.
Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai

Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai

(HQ Online) - Chuyển đổi xanh không chỉ là trách nhiệm của các ngành sản xuất hay các tổ chức chính phủ mà cần có sự tham gia của tất cả các lĩnh vực. Chắc chắn rằng, ngành ngân hàng không thể đứng ngoài công cuộc chuyển đổi xanh vì một nền kinh tế xanh và cuộc sống xanh.
Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

(HQ Online) - Với sự tập trung không ngừng vào việc nâng cấp và hoàn thiện mô hình logistics chất lượng cao, THILOGI đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tại miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào và Bắc Campuchia tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đọc nhiều