Những bước tiến của 19 tập đoàn, tổng công ty sau 5 năm về "siêu ủy ban"

(HQ Online) - Trong hành trình 5 năm qua, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy nguồn lực của 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước trực thuộc.
Thủ tướng: Để dẫn dắt, mở đường, DNNN phải đi đầu về nâng cao năng lực cạnh tranh Linh hoạt, kịp thời cung ứng vốn cho doanh nghiệp đúng thời điểm Nắm giữ khối tài sản 3,7 triệu tỷ đồng, doanh nghiệp nhà nước phải làm việc lớn, việc mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đến thăm, kiểm tra hoạt động của nhà máy Đạm Ninh Bình tháng 8/2022.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đến thăm, kiểm tra hoạt động của nhà máy Đạm Ninh Bình tháng 8/2022.

Các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh hằng năm có sự tăng trưởng

Theo thông tin từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, sau khi được chính thức đi vào hoạt động từ 29/9/2018 và nhận chuyển giao 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước từ 5 bộ thì đến nay, các kết quả hoạt động của 19 tập đoàn, tổng công ty phát triển liên tục, ổn định, hoàn thành kế hoạch hằng năm.

So với năm 2018 (thời điểm chuyển về Ủy ban), theo báo cáo tài chính của các tập đoàn, tổng công ty, đến thời điểm cuối năm 2022, tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất tăng từ 1,055 triệu tỷ đồng lên 1,154 triệu tỷ đồng; tổng tài sản hợp nhất tăng từ 2,360 triệu tỷ đồng lên 2,491 triệu tỷ đồng. Về cơ bản, các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh đạt được hàng năm có sự tăng trưởng.

Kết quả sản xuất, kinh doanh hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty trong 8 tháng năm 2023 ước đạt tổng doanh thu gần 1,137 triệu tỷ đồng, bằng 71% kế hoạch năm và 102% so với cùng kỳ; tổng lợi nhuận trước thuế đạt hơn 27 nghìn tỷ đồng, bằng 72% kế hoạch năm và 133% so với cùng kỳ năm trước; tổng nộp ngân sách nhà nước đạt trên 129,4 nghìn tỷ đồng.

Đến nay, Ủy ban đã báo cáo, đề xuất và được cấp có thẩm quyền đồng ý phương án xử lý đối với 8/12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả, giao doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện.

Đối với 4 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả còn lại, Ủy ban đã trình Thủ tướng Chính phủ 3 phương án xử lý (Dự án Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất - DQS đã trình ngày 28/8/2023; Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy Gang Thép Thái Nguyên - Tisco 2 và Dự án khai thác tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa, Nhà máy Gang thép Lào Cai và Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung - VTM đã trình ngày 15/9/2023).

Những bước tiến của 19 tập đoàn, tổng công ty sau 5 năm về
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4.

Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển, 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Ủy ban đã thể hiện rõ vị trí, vai trò nòng cốt bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô trong nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng của đất nước.

Đến năm 2023, ước tính về thị phần trong nước, các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Ủy ban đã đóng góp khoảng 48% điện năng, 50% xăng dầu bán lẻ, 100% khí khô, 70% khí hóa lỏng, 70% phân bón; về khối lượng hàng hóa, dịch vụ, các tập đoàn, tổng công ty đã cung cấp cho nền kinh tế 242,7 tỷ kWh điện, 10,84 triệu tấn dầu thô, 8,08 tỷ m3 khí, 42,2 triệu tấn than sạch, 13,76 triệu m3 xăng dầu, 5,78 triệu tấn Alumin, 1,8 triệu tấn ure, 30 nghìn tấn đồng tấm, 4,8 triệu tấn phân bón, 41,6 triệu cây giống...

Trong lĩnh vực quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải, logistics (hàng không, đường sắt, hàng hải), đến năm 2023, ước tính về thị phần, các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Ủy ban chiếm khoảng 49% vận tải hành khách hàng không nội địa, quản lý 21/22 cảng hàng không dân dụng trên cả nước, 16% hàng hóa vận tải biển, 100% điều hành và vận tải giao thông đường sắt, 45% thuê bao di động, 41% băng rộng cố định mặt đất; về khối vận chuyển đạt 126 triệu lượt hành khách, 114,5 triệu tấn hàng hóa.

Cũng theo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong giai đoạn 2018-2023, Ủy ban đã tích cực chỉ đạo, đồng hành cùng các tập đoàn, tổng công ty thực hiện Kế hoạch đầu tư phát triển với tổng giá trị đầu tư ước đạt gần 770 tỷ đồng.

Nhiều dự án lớn, quan trọng đã được triển khai thực hiện như các dự án trọng điểm trong lĩnh vực năng lượng: Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng; Nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái, các công trình lưới điện 500kV Vĩnh Tân, Sông Hậu - Đức Hòa, Long Phú - Ô Môn; hoàn thành đầu tư và vận hành với công suất cao Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 từ ngày 27/4/2023.

Trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, đã tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành; dự án xây dựng nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; dự án mở rộng nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành; dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi…

Bên cạnh vai trò lực lượng nòng cốt điều tiết nền kinh tế, 5 năm qua, các tập đoàn, tổng công ty đã góp phần không nhỏ vào công tác thực hiện chính sách về lao động, việc làm của nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội…

Tích cực phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả

Ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, qua 5 năm hoạt động, Ủy ban đã thực hiện cơ bản đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với 19 tập đoàn, tổng công ty. 19 tập đoàn, tổng công ty tăng trưởng tốt, có hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, qua đó cho thấy việc tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước là phù hợp.

Trong bối cảnh dự báo tình hình quốc tế và trong nước những năm tới tiếp tục có nhiều yếu tố rủi ro, phức tạp, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhận định, nhiệm vụ của Ủy ban và các tập đoàn, tổng công ty rất nặng nề và có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các chiến lược của Đảng, Nhà nước.

Vì thế, Ủy ban và các tập đoàn, tổng công ty sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Trong đó, theo ông Hồ Sỹ Hùng, Ủy ban sẽ tiếp tục hoàn thiện mô hình Ủy ban; giao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho Ủy ban phù hợp hơn. Đồng thời tăng cường, tạo sự chủ động cho doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và tích cực phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả; về nguyên tắc không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp.

Giải pháp căn bản, lâu dài là phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13) làm cơ sở pháp lý để đẩy mạnh phân công, phân cấp cho hội đồng thành viên, người đại diện phần vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu; tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc cho hoạt động của doanh nghiệp và Ủy ban…

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK

(HQ Online) - Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) dành tặng Khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ Chương trình "Tiếp vốn nhanh - Kinh doanh bứt phá”, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tận dụng nguồn tín dụng ưu đãi để kịp thời bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.

Đọc tiếp

Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc

Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc

(HQ Online) - Ngày 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).

Đọc nhiều