Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hứa hẹn “bội thu” dịp Tết Quý Mão

(HQ Online) - Với nhu cầu mua sắm tăng mạnh trong dịp Tết Quý Mão sau 2 năm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch, doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống hứa hẹn được mùa “bội thu”.
Không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến; nhân dân thiếu đói trong dịp Tết Quý Mão
Doanh nghiệp du lịch kỳ vọng “cơ hội vàng” hút khách dịp Tết
Xu hướng tiêu dùng thực phẩm và đồ uống thay đổi sau dịch, cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp
Ảnh minh họa: H.Dịu
Ảnh minh họa: H.Dịu

Theo bà Lê Phương Ngọc, đại diện Công ty cổ phần Bánh Mứt Kẹo Hà Nội, càng cận Tết, sức mua của người dân càng tăng cao nên doanh nghiệp đang tập trung hết các ca sản xuất và tăng cường điều tiết các tổ từ sản xuất đến đóng gói để đáp ứng kịp nhu cầu của thị trường.

Tương tự, ông Nguyễn Hoàng Vinh, Giám đốc Công ty Cổ phần sữa Ba Vì cho biết, để phục vụ hàng hóa dịp Tết năm nay, Công ty đã tăng sản lượng lên 30% so với thông thường. Vị này cũng cho hay, tất cả sản phẩm đưa ra thị trường đều đảm bảo chất lượng về an toàn thực thực phẩm, doanh nghiệp còn đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút lượng lớn khách hàng.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng kỳ vọng tăng trưởng 20-30% so với năm trước, chủ yếu tập trung ở hàng thiết yếu như thực phẩm, đồ uống.

Theo các doanh nghiệp, nhu cầu tiêu thụ hàng Tết năm nay sẽ khả quan và tăng hơn so với cùng kỳ năm trước bởi người dân hiện đã có thu nhập ổn định hơn cũng như đất nước đã cơ bản kiểm soát được đại dịch Covid-19 giúp đời sống của người dân được bình thường hóa trở lại. Hơn nữa, nguồn cung và giá xăng dầu ổn định đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh, giữ giá cả và thực hiện nhiều hơn các chương trình khuyến mãi. Bên cạnh đó, hàng loạt hoạt động xúc tiến tiêu dùng, hội chợ giảm giá, kết nối cung cầu, tôn vinh hàng Việt… đã diễn ra để kéo sức mua.

Các giải pháp bình ổn giá cũng đã phát huy tác dụng, hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ kích cầu tiêu dùng. Đặc biệt, các doanh nghiệp cũng vừa được tiếp cận nguồn vốn tín dụng cuối năm và được vay vốn lãi suất ưu đãi. Đây là yếu tố giúp các doanh nghiệp có nhiều điều kiện bứt tốc ngay những ngày đầu năm và triển vọng bứt phá trong năm 2023.

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2022 của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 19,8% so với năm trước, và tăng 15% so với năm 2019 – năm trước khi xảy ra dịch Covid-19. Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,1% so với năm 2021 (năm trước tăng 4,8%).

Kết quả khảo sát các doanh nghiệp ngành bán lẻ do Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) thực hiện mới đây cho biết, 53,8% số doanh nghiệp bán lẻ đã đạt hiệu quả kinh doanh bằng và vượt mức trước đại dịch. Như vậy, sự tăng trưởng của ngành bán lẻ đã đóng góp rất lớn vào sự phục hồi chung của nền kinh tế, bất chấp tình hình thế giới có nhiều bất ổn, từ đó kéo các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng hàng hóa cùng phát triển.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK

(HQ Online) - Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) dành tặng Khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ Chương trình "Tiếp vốn nhanh - Kinh doanh bứt phá”, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tận dụng nguồn tín dụng ưu đãi để kịp thời bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.

Đọc tiếp

Đọc nhiều