Doanh nghiệp logistics gặp khó do bất ổn về nguồn cung và giá xăng dầu

(HQ Online) - Dù tình hình thiếu hụt xăng dầu đã tạm thời khắc phục, nhưng nhiều dự báo cho thấy tình trạng thiếu xăng, dầu có thể tái diễn, nhất là trong những tháng cuối năm - thời gian cao điểm của hoạt động logistics.
Tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Giá nhập phân bón, ngô,… tăng cao vì thiếu hụt nguồn cung từ Nga
Không những do ảnh hưởng của giao nhận container ở depot mà việc kiểm soát container rỗng của hãng tàu depot chưa tốt cũng đã gây thiếu hụt container ở Việt Nam. 	 Ảnh: T.Bình
Ảnh minh họa. Ảnh: T.Bình

Trong tháng 10 và đầu tháng 11/2022, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) đã tiến hành trao đổi, nắm bắt tình hình với các tổ chức, hiệp hội về các thách thức lớn của doanh nghiệp trong các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023. Các doanh nghiệp logistics đã phản ánh gặp khó do bất ổn về nguồn cung và giá xăng dầu tại Việt Nam và thế giới.

Doanh nghiệp logistics phản ánh, 2 tháng gần đây, tại nhiều trung tâm kinh tế của cả nước, trong đó có TPHCM và Hà Nội, đã xảy ra tình trạng thiếu hụt xăng dầu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các doanh nghiệp vận tải - một mắt xích quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics.

Mặc dù tình hình hiện tại đã được tạm thời khắc phục nhưng nhiều dự báo cho thấy tình trạng thiếu xăng, dầu có thể tái diễn, nhất là trong những tháng cuối năm - thời gian cao điểm của hoạt động logistics.

Bên cạnh đó, giá dầu thế giới có thể sẽ bị đẩy lên mức cao bởi các nguyên nhân như: lượng dầu được tung ra thị trường từ kho dự trữ chiến lược của Mỹ đang giảm và lượng dầu xuất khẩu từ Nga sẽ giảm xuống trước khi Liên minh châu Âu (EU) áp đặt các lệnh cấm vận lên quốc gia này và kích hoạt toàn bộ lệnh cấm vận vào cuối năm nay.

Trong khi đó, hoạt động xuất nhập khẩu sụt giảm kéo theo giảm nguồn hàng cho lĩnh vực logistics. Nguyên nhân sụt giảm chủ yếu do giá nguyên liệu sản xuất, chi phí vận chuyển tăng mạnh trong khi các các quốc gia thắt chặt chính sách tín dụng do lạm phát có xu hướng tăng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh….

Người tiêu dùng ở các nước Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU)-hai thị trường lớn của Việt Nam đang tập trung nhu cầu chi tiêu cho lương thực, thực phẩm và những đồ dùng thiết yếu thay vì các mặt hàng khác mà Việt Nam có thế mạnh.

Dịch vụ logistics chủ yếu là phục vụ luân chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, do đó tình hình xuất, nhập khẩu bị giảm sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp logistics.

Ngoài ra, doanh nghiệp logistics còn đối mặt với hàng loạt khó khăn khác như: giá cước tàu biển xuống gần như trước dịch, thậm chí một số nơi giá về âm. Nguyên nhân là do các cảng đã thông thương trở lại sau sau giai đoạn giãn cách do đại dịch, tàu thuyền được vận hành bình thường; lượng hàng hóa giảm sút tới 25-20% do cung, cầu. Tại cảng Cái Mép-Thị Vải, tàu đi EU bị cắt giảm, có thể giảm tới 50%. Cùng với đó, là tình trạng dư thừa vỏ rỗng rất nhiều, dẫn đến không có chỗ chứa...

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

(HQ Online) - SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với năm 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.

Đọc nhiều