Doanh nghiệp đầu tư dự án BOT Nha Trang – Cam Lâm là ai?

(HQ Online) - Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải là nhà đầu tư dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nha Trang – Cam Lâm thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông.
Không có nhà đầu tư, buộc phải kéo dài thời hạn đóng thầu hai dự án cao tốc Bắc – Nam
Đề xuất tăng phí BOT: Chọn “cứu” doanh nghiệp vận tải hay nhà đầu tư BOT?

Ngày 6/5, tại Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải (nhà đầu tư dự án), Công ty TNHH Đầu tư xây dựng đường cao tốc Nha Trang – Cam Lâm (doanh nghiệp dự án) tổ chức lễ ký kết hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nha Trang – Cam Lâm thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông.

Theo ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải, đây là dự án trọng điểm quốc gia được Quốc hội thông qua và là dự án đầu tiên thực hiện theo hình thức PPP và theo Luật PPP có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

Doanh nghiệp đầu tư dự án BOT Nha Trang – Cam Lâm là ai?
Dự án Nha Trang - Cam Lâm triển khai khắc phục các tồn tại của các dự án BOT trước đây như đảm bảo sự lựa chọn cho người sử dụng, mức phí dịch vụ sử dụng đường bộ. Ảnh: Internet.

Đây cũng là dự án đầu tiên trong lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông được tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước, sử dụng phần vốn góp nhà nước (VGF) để đánh giá tài chính thương mại, được cập nhật quy định chuyển tiếp của Luật PPP và các Nghị định hướng dẫn trong quá trình đàm phán Hợp đồng dự án.

Dự án triển khai khắc phục các tồn tại của các dự án BOT trước đây như đảm bảo sự lựa chọn cho người sử dụng, mức phí dịch vụ sử dụng đường bộ được xác định ngay từ ban đầu sẽ làm giảm rủi ro cho nhà đầu tư và ngân hàng cung cấp tín dụng trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Được biết dự án thuộc phạm vi tỉnh Khánh Hòa, có điểm đầu tại Km5+783, thuộc xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh; điểm cuối tại Km54+00 thuộc địa phận xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh có tổng chiều dài khoảng 50km.

Để phù hợp với nhu cầu vận tải và nguồn lực, dự án được đầu tư với quy mô 4 làn xe với vận tốc thiết kế 80km/h. Ngoài ra trên tuyến còn đầu tư 1 hầm đường bộ qua núi Dốc Sạn có chiều dài khoảng 700m và một số công trình cầu lớn.

Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 5.524 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn nhà đầu tư huy động khoảng 2.556 tỷ đồng (trong đó vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư chiếm 20%), nguồn vốn nhà nước tham gia thực hiện dự án khoảng 2.967 tỷ đồng. Dự án được đầu tư theo hình thức PPP, thời gian xây dựng 2 năm, thời gian vận hành khai thác hoàn vốn khoảng 16 năm 4 tháng.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Đọc tiếp

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

(HQ Online) - SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với năm 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.

Đọc nhiều