Doanh nghiệp bất động sản cần chủ động điều chỉnh chiến lược kinh doanh
Doanh nghiệp bất động sản “làm ấm” thị trường trái phiếu doanh nghiệp Nợ thuế hơn 8 tỷ đồng, một doanh nghiệp bất động sản bị cưỡng chế Doanh nghiệp cần chủ động tuân thủ tốt pháp luật hải quan |
Các chủ đầu tư, sàn giao dịch và môi giới BĐS cần chủ động cập nhật và nắm bắt kịp thời các thay đổi mới. Ảnh: H.Anh |
Trong 9 tháng đầu năm 2024 có 907 DN bất động sản (BĐS) giải thể, giảm 3,1%; có 3.739 DN BĐS tạm ngừng hoạt động, tăng 15% so với cùng kỳ.
Một tín hiệu khá tích cực là trong 9 tháng có 2.553 DN BĐS quay trở lại hoạt động, tăng gần 40%; đồng thời, số DN BĐS thành lập mới là gần 3.500 DN, tăng 1,4% so với cùng kỳ.
Theo Hội Môi giới BĐS Việt Nam, tính từ đầu năm 2023 đến hết quý 3/2024 đã có 5.565 DN BĐS quay trở lại hoạt động
Hội Môi giới BĐS cũng cho biết, trong thời gian qua, các DN BĐS phải bán tài sản, thoái vốn, đẩy mạnh hoạt động M&A để có nguồn tài chính họat động.
Đối với các sàn giao dịch môi giới BĐS, hàng loạt văn phòng môi giới tại các khu vực có nguồn cung mới đủ lớn đã được mở mới, mở cửa trở lại, thu hút lượng lớn môi giới gia nhập.
Ước tính đã có khoảng 70% DN kinh doanh dịch vụ môi giới và 70% môi giới có ý định gắn bó lâu dài với nghề quay trở lại hoạt động trong 9 tháng qua.
Điểm tích cực của thị trường là các quy định mới đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn kinh tế - xã hội, phần nào tháo gỡ được một số vướng mắc về pháp lý.
Đồng thời, tạo kỳ vọng về một thị trường minh bạch trong dài hạn thông qua việc bổ sung quy định về điều tiết thị trường BĐS, hệ thống thông tin dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS...
Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra thách thức trong việc nắm vững và áp dụng đúng các quy định mới.
Tại tọa đàm “Nhận diện thị trường BĐS cuối năm 2024, đầu năm 2025” vừa được tổ chức, TS. Huỳnh Phước Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Kinh tế, Luật và Quản lý thuộc Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước (Đại học Kinh tế TPHCM) cho rằng, trong bối cảnh hiện tại, các DN trong lĩnh vực BĐS cần có sự thích ứng linh hoạt.
"Với khung pháp lý mới, nhiều DN phải tái cấu trúc mô hình kinh doanh, điều chỉnh chiến lược và định hướng phát triển dài hạn. Một số dòng sản phẩm cũng cần thay đổi theo hướng đầu tư mới phù hợp với sự biến động của thị trường", TS. Huỳnh Phước Nghĩa nhấn mạnh.
Đối với sàn môi giới BĐS, Hội Môi giới BĐS cho rằng, cần phải nâng cao trách nhiệm trong việc thẩm định pháp lý dự án nhằm đảm bảo lựa chọn những dự án chất lượng tham gia phân phối.
Với các môi giới BĐS, việc tham gia các chương trình đào tạo, thi sát hạch chứng chỉ hành nghề là bước đi quan trọng để xây dựng sự chuyên nghiệp và uy tín trong nghề.
Ngoài ra, chủ đầu tư, sàn giao dịch và môi giới BĐS nên tập trung vào thế mạnh, tránh "dàn trải, ôm đồm" làm giảm hiệu quả hoạt động, phân tán nguồn lực và khó đạt được kết quả tối ưu.
Ý kiến bạn đọc