Điều chỉnh thuế giúp doanh nghiệp thép đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh
Đề xuất tăng thuế xuất khẩu, giảm thuế nhập khẩu với một số mặt hàng thép | |
Chi hơn 1 tỷ USD nhập khẩu sắt thép trong tháng 6 | |
Sản lượng bán thép xây dựng và ống thép Hoà Phát sụt giảm do Covid-19 |
Việc điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu ít gây tác động tới doanh nghiệp thép. Ảnh: Internet |
Giá thép tăng cao ảnh hưởng tiến độ nhiều dự án
Bộ Tài chính đã hoàn thiện hồ sơ xây dựng dự án Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 57/2020/NĐ-CP của Chính phủ liên quan đến biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp.
Theo Bộ Tài chính, trong thời gian qua, với nhiều chính sách phù hợp, trong đó có chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, ngành thép trong nước đã duy trì tốc độ tăng trưởng khá, từng bước tự chủ được công nghệ và năng lực sản xuất phôi thép, thép xây dựng, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.
Thống kê cho thấy, năng lực sản xuất phôi thép của Việt Nam hiện nay đạt khoảng 24 triệu tấn/năm. Năm 2020, sản xuất phôi thép đạt 17,21 triệu tấn, bằng 70% năng lực sản xuất. Trong 4 tháng đầu năm 2021, sản lượng phôi thép sản xuất trong nước đạt khoảng 7,13 triệu tấn, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2020.
Cùng với phôi thép, sản lượng thép thành phẩm của Việt Nam cũng có mức tăng trưởng cao, sản lượng sản xuất năm 2021 tăng gấp 2-4 lần so với năm 2011.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trung bình giá thép xây dựng nội địa trong quý 2/2021 đạt 16,7 triệu đồng/tấn, tăng mạnh 50% so với cùng kỳ năm 2020 và 39% so với thời điểm cuối năm 2020.
Vì thế, Bộ Tài chính cho rằng, giá thép cao đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ giải ngân của các dự án đầu tư công và tăng chi phí đầu vào của nhiều ngành sản xuất.
Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng và tôn mạ từ 2020 đến nay. Nguồn: VND, VSA |
Do đó, cơ quan đề xuất trình Chính phủ phương án điều chỉnh tăng thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng phôi thép (nhóm 72.06 và 72.07) từ 0% lên 5%, điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu MFN đối với một số mặt hàng thép.
Thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới
Báo cáo đánh giá về tác động của đề xuất điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp thép của Công ty Chứng khoán VnDirect cho rằng, nếu mức thuế xuất khẩu tăng từ 0% lên 5% có thể gây ảnh hưởng đến một số doanh nghiệp trong ngắn hạn, tuy nhiên mức độ tác động là không đáng kể.
Như với Hòa Phát, doanh nghiệp này đã duy trì sản lượng xuất khẩu phôi thép ở mức cao trong 4 tháng đầu năm 2021, nhưng sang tháng 5 và 6/2021, Hòa Phát đã điều chỉnh giảm sản lượng xuất khẩu phôi thép chỉ còn chiếm dưới 8% tổng sản lượng tiêu thụ thép toàn công ty, thấp hơn đáng kể so với mức 23,2% trong tháng 1/2021 và 26% của trung bình năm 2020.
Theo ban lãnh đạo Hòa Phát, định hướng của công ty là giảm dần hoạt động bán phôi thép và tập trung tiêu thụ thành phẩm – thép dài (với biên lợi nhuận cao hơn và đã bắt đầu vận hành hết công suất kể từ tháng 3/2021) tại thị trường nội địa trong dài hạn. Ngoài ra, nhà máy cán thép của doanh nghiệp này cũng đang chạy thử và dự kiến đi vào sản xuất thương mại trong năm nay nên sẽ làm giảm áp lực phải bán phôi thép.
Mặt khác, theo VnDirect, việc tăng thuế xuất khẩu phôi thép có thể sẽ khiến các doanh nghiệp xuất khẩu bán sản phẩm này vào thị trường nội địa, khiến giá phôi thép giảm trong thời gian tới.
Ngoài ra, báo cáo của VnDirect cũng cho rằng, tác động của việc giảm 5-10% thuế nhập khẩu một số mặt hàng thép xây dựng lên các doanh nghiệp thép là không đáng kể, bởi được giảm 5-10% thì giá thép xây dựng Việt Nam vẫn đang rẻ hơn khoảng 20% so với giá thép nhập khẩu.
Theo đề xuất của Bộ Tài chính, việc điều chỉnh giảm mức thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng nêu trên tuy có một số ảnh hưởng làm giảm thu ngân sách nhà nước nhưng mức ảnh hưởng dự báo không lớn do nhu cầu nhập khẩu các loại sắt thép này hiện nay là không cao. Đây là những loại thép mà trong nước cũng đã sản xuất được và cơ bản đáp ứng được nhu cầu.
Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC cho hay, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm thép xây dựng của công ty có trong danh mục xem xét giảm thuế của Bộ Tài chính là không đáng kể. Vì thế, tác động của đề xuất này đến công ty là không lớn.
Nhìn chung, trước đề xuất của Bộ Tài chính, các chuyên gia và doanh nghiệp đồng tình cho rằng, việc điều chỉnh này sẽ góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đầu tư, đổi mới công nghệ để giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm thép nhập khẩu, qua đó góp phần bình ổn thị trường trong nước, đồng thời, thúc đẩy ngành thép phát triển bền vững.
Hiện đã có nhiều doanh nghiệp thép công bố báo cáo tài chính quý 2. Nhìn chung, nhờ giá thép và sản lượng tiêu thụ cao nên nhiều doanh nghiệp ghi nhận mức lợi nhuận quý cao. Với tác động của làn sóng dịch Covid-19, Hiệp hội thép Việt Nam cho biết, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng tháng 6/2021 đã giảm 18% so với cùng kỳ xuống mức trên 655.000 tấn. Trong khi đó, tôn mạ vẫn ghi nhận sản lượng tiêu thụ tăng hơn 38% so với cùng kỳ nhờ nhu cầu của thị trường xuất khẩu tiếp tục duy trì ở mức cao. |
Ý kiến bạn đọc