Đề xuất 13 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công giai đoạn 2026-2030

(HQ Online) - Theo dự thảo Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn 2026-2030 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự kiến có 13 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công nguồn NSNN.
Không để thất thoát, lãng phí trong bố trí đầu tư công từ nguồn dự phòng Bộ Tài chính công khai giải ngân các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải Còn 32/44 cơ quan và 26/63 địa phương giải ngân vốn đầu tư công thấp
Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các bộ, ngành về đầu tư công, giúp khơi thông nguồn lực công.  	Ảnh: ST
Cần phân bổ vốn đầu tư tập trung, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Ảnh: ST

Dự thảo Nghị quyết nêu rõ, vốn đầu tư công nguồn NSNN được bố trí cho các đối tượng quy định của Luật Đầu tư công và được phân theo ngành, lĩnh vực quy định tại Điều 36 của Luật NSNN.

Theo đó, có 13 ngành, lĩnh vực. Thứ nhất là quốc phòng. Thứ 2 là an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Thứ 3 là giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp với các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ mục tiêu giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp thuộc các cấp học từ mầm non đến đại học.

Thứ 4 là khoa học, công nghệ trong đó có các nhiệm vụ, chương trình, dự án về sở hữu trí tuệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, khu công nghệ cao... Thứ 5 là y tế, dân số và gia đình. Thứ 6 là văn hóa, thông tin. Thứ 7 là phát thanh, truyền hình, thông tấn.

Thứ 8 là thể dục, thể thao với các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các mục tiêu phát triển thể dục, thể thao. Thứ 9 là bảo vệ môi trường với các nhiệm vụ cho tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu...

Thứ 10 là các hoạt động kinh tế gồm các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ các mục tiêu thuộc các lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và thủy sản; công nghiệp là cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo cùng các nhiệm vụ, dự án thuộc lĩnh vực dầu khí theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; kết cấu hạ tầng giao thông; khu công nghiệp và khu kinh tế; thương mại với chợ dân sinh, chợ đầu mối, trung tâm logistics, trung tâm hội chợ triển lãm, kết cấu hạ tầng xuất khẩu, nhập khẩu...

Thứ 11 là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội. Thứ 12 là xã hội như về cải tạo, nâng cấp các cơ sở điều dưỡng, nhà lưu trú cho người lao động... Cuối cùng là các nhiệm vụ, chương trình, dự án khác theo quy định của pháp luật.

Dự thảo Nghị quyết cũng đưa ra các nguyên tắc về phân bổ vốn đầu tư công nguồn NSNN giai đoạn 2026-2030. Trong đó yêu cầu việc phân bổ vốn tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật NSNN và các văn bản pháp luật có liên quan. Đồng thời phải bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các bộ, cơ quan trung ương và các cấp chính quyền địa phương. Cùng với đó cần phân bổ vốn đầu tư tập trung; không phân tán, dàn trải; bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư...

Dự thảo cũng yêu cầu việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn NSNN phải phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển của đất nước cũng như phải phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư từ NSNN trong kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026-2030, bảo đảm các chỉ tiêu cân đối vĩ mô, an toàn nợ công.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Áp thuế Tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường đảm bảo hài hòa lợi ích

Áp thuế Tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường đảm bảo hài hòa lợi ích

(HQ Online) - Việc áp thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đồ uống có đường phải đảm bảo hài hòa các lợi ích và đặt lợi ích người tiêu dùng là trên hết. Có như vậy, các DN cũng sẽ hướng tới sự bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dần dần thay đổi văn hóa của người sử dụng, người sản xuất thực phẩm, hướng tới những sản phẩm an toàn cho người dùng.
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán

3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán

(HQ Online) - Việc sửa Luật Chứng khoán nhằm tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc mang tính cấp bách trong thực tiễn, thực hiện các đề xuất, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền và bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường.

Đọc nhiều