Đa dạng nguồn cung ứng để doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu

(HQ Online) - Việt Nam hiện có khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, nhưng chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia được vào chuỗi cung ứng.
Việt Nam vươn lên trở thành nhân tố chủ chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu ABF sẵn sàng hợp tác, trao đổi thông tin vì an ninh, an toàn chuỗi cung ứng quốc tế Hợp tác chặt chẽ công tư thúc đẩy chuỗi cung ứng bền vững

Trong kết quả tích cực của nền kinh tế nước ta 6 tháng đầu năm 2024, ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu với kim ngạch ước đạt gần 189 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, ở một số mặt hàng trọng điểm ghi nhận kim ngạch xuất khẩu khởi sắc không chỉ xuất phát từ nhu cầu của thị trường mà có sự dịch chuyển nhất định đơn hàng từ các quốc gia khác sang Việt Nam.

Tuy nhiên, thương mại Việt Nam cũng gặp một số thách thức. Theo các chuyên gia, mặc dù chuỗi cung ứng đã dần được tái cấu trúc, nhưng thực tế đa số các doanh nghiệp công nghiệp của Việt Nam còn nhỏ lẻ, chưa thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị.

Đa dạng nguồn cung ứng để doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
Quảng cảnh Diễn đàn kinh doanh 2024.

Thông tin tại Diễn đàn kinh doanh 2024 “Đa dạng hoá chuỗi cung ứng, phát triển thị trường, nâng cao khả năng thích ứng cho doanh nghiệp” do Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức vào chiều 26/6, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, Việt Nam có gần 900.000 doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng doanh nghiệp lớn chỉ chiếm khoảng 2%, còn lại là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Trong khi đó, vấn đề chính với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là thiếu kỹ năng quản lý, ít đổi mới công nghệ, khả năng tiếp cận tài chính còn rất nhiều hạn chế. Điều này dẫn đến việc kết nối kinh doanh giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước còn hết sức mờ nhạt.

Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược và Chính sách công thương, Bộ Công Thương cho rằng, thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp còn rất lớn, với những khó khăn đến từ chính sách thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng chưa hiệu quả, việc thực thi chính sách còn thiếu tầm nhìn…

Vì thế, để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng cần triển khai nhiều nhóm giải pháp cụ thể, như phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, gia tăng năng lực sản xuất mới nhằm chủ động tạo nguồn cung nguyên, nhiên, vật liệu, đáp ứng nhu cầu sản xuất và nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Các doanh nghiệp cần tận dụng các hiệp định thương mại tự do, tập trung kết nối trong nước tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp lớn toàn cầu, tạo thị trường cho các ngành công nghiệp phát triển…

Các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện thuận lợi và có các giải pháp tập trung tháo gỡ “rào cản” kỹ thuật để doanh nghiệp thâm nhập các thị trường mới; tăng cường chuyển đổi số trong công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) ưu đãi và tuyên truyền, hướng dẫn về quy tắc xuất xứ và cấp C/O, tự chứng nhận xuất xứ… Cùng với đó là thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, góp phần giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam…

TS. Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế (Ban Kinh tế Trung ương) cho rằng, nền kinh tế thế giới đang có xu hướng phân cực và dòng vốn đầu tư toàn cầu đang dịch chuyển mạnh mẽ, giúp tiềm năng phát triển của kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn được mở ra. Chính phủ đang nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp cần nhìn trước những rủi ro, thách thức để chủ động có giải pháp khắc phục, nắm bắt cơ hội.

Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam cũng nhận định, để đầu tư lượng vốn lớn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp phải có niềm tin rằng khoản tiền đầu tư đó phải an toàn và muốn an toàn thì cơ chế chính sách, hay những quy định về pháp luật phải ổn định. Vì thế, việc hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng ổn định, minh bạch rất cần được duy trì để hỗ trợ cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể

Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể

(HQ Online) - Trong báo cáo Bảng xếp hạng PROFIT500 - Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024 được công bố ngày 4/9/2024 của Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) cho biết, các chỉ số kinh doanh của Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam 2024 đều cải thiện và tốt hơn nhiều so với năm 2023.

Đọc tiếp

WinCommerce sở hữu mô hình bán lẻ tương tự “gã khổng lồ” trăm tỷ USD của Ấn Độ

WinCommerce sở hữu mô hình bán lẻ tương tự “gã khổng lồ” trăm tỷ USD của Ấn Độ

(HQ Online) - Reliance Retail là tập đoàn bán lẻ lớn nhất của Ấn Độ, đứng thứ 53 trong các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới với các mảng kinh doanh trong lĩnh vực nhu yếu phẩm, hàng điện tử, thời trang, và nhà thuốc. Reliance Retail đã thành công “hiện đại hóa” thị trường bán lẻ Ấn Độ. Vậy tại Việt Nam, doanh nghiệp nào đang hội đầy đủ yếu tố thành công như doanh nghiệp trăm tỷ USD của Ấn Độ?
Hệ thống tiêm chủng VNVC hàng đầu Việt Nam tiếp tục mở rộng mạng lưới trên cả nước

Hệ thống tiêm chủng VNVC hàng đầu Việt Nam tiếp tục mở rộng mạng lưới trên cả nước

(HQ Online) - Đáp ứng nhu cầu phòng bệnh truyền nhiễm bằng vắc xin tăng cao, Hệ thống tiêm chủng VNVC liên tiếp mở rộng mạng lưới các trung tâm khắp cả nước, giúp mọi gia đình tiếp cận bình đẳng về dịch vụ tiêm chủng chất lượng cao, chuyên môn cao trong an toàn tiêm chủng.

Đọc nhiều