Chấn chỉnh phân loại mặt hàng vải không dệt

(HQ Online) - Qua rà soát trên hệ thống nghiệp vụ hải quan và công tác trực ban, thời gian qua, Tổng cục Hải quan phát hiện tình trạng doanh nghiệp khai báo đối với mặt hàng vải không dệt kết hợp với plastic, thường là mặt hàng “vải giả da” được tạo thành từ vải không dệt thấm tẩm và tráng phủ plastic, chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, chưa đủ cơ sở để áp mã hàng hóa.
6 tháng, ngành Hải quan tiếp nhận gần 1.200 mẫu phân tích phân loại
Máy ép viên dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi phân loại phù hợp vào nhóm nào?
Kỹ năng phân loại, xác định mã số, giảm thiểu rủi ro khi thực hiện thủ tục hải quan
Yêu cầu rà soát một số mặt hàng để phân loại, áp mã, tính thuế cho đúng
Cơ sở phân loại mặt hàng sử dụng sản xuất sơn hoặc bán thành phẩm của sơn

Khai báo không đầy đủ

Thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã phát hiện nhiều trường hợp doanh nghiệp khai báo tên hàng không đầy đủ dẫn tới gây khó khăn cho cơ quan Hải quan trong việc phân loại chính xác đối với mặt hàng vải không dệt kết hợp với plastic, thường là mặt hàng “vải giả da” được tạo thành từ vải không dệt thấm tẩm và tráng phủ plastic.

Trong đó, nhiều doanh nghiệp khi thực hiện khai báo đã không nêu rõ thành phần, định lượng vải và plastic, không nêu cách thức gia công, kết hợp của các vật liệu tạo thành sản phẩm, công dụng hàng hóa... nên cơ quan Hải quan không đủ cơ sở xác định mã số cụ thể.

Cụ thể, ngày 4/1/2019, Chi cục Hải quan cảng Cát Lở (Cục Hải quan Bà Rịa- Vũng Tàu) tiếp nhận tờ khai số 102422909040/A12/51BE của doanh nghiệp có tên hàng là “Tấm nhựa (da nhân tạo PU-Giả da, nhựa polyurethane xốp và vải không dệt, sản xuất giày, hàng mới 100%)”, mã số khai báo 3921.13.91.

Chi cục Hải quan Ninh Bình cử công chức đến tận trụ sở doanh nghiệp để hướng dẫn và nắm bắt các vướng mắc phát sinh từ doanh nghiệp. 	Ảnh: H.Nụ
Chi cục Hải quan Ninh Bình cử công chức đến tận trụ sở doanh nghiệp để hướng dẫn và nắm bắt các vướng mắc phát sinh từ doanh nghiệp. Ảnh: H.Nụ

Hay ngày 4/6/2021, Chi cục Hải quan Thống Nhất (Cục Hải quan Đồng Nai) tiếp nhận tờ khai số 104068958560/A12/47NF của doanh nghiệp khai báo mặt hàng có tên “HA/02A#Da nhân tạo (vải không dệt tráng phủ nhựa PU) – 54” TRIMY (279 M)" mã số khai báo 5603.94.00.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng khai báo tên hàng không phù hợp với mã số khai báo. Điển hình, ngày 15/3/2019, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Mỹ Tho tiếp nhận tờ khai số 102534314410/E21/48CG của doanh nghiệp khai báo tên hàng là "154M#&Giả da (thành phần chính làm từ vải không dệt) NB-GREEN 54" - BEZW00000075", mã số khai báo 3920.99.90.

Trước đó, ngày 29/1/2019, Chi cục Hải quan Thái Bình (Cục Hải quan Hải Phòng) cũng tiếp nhận tờ khai số 102467867020/E31/03CD có tên khai báo “EyelidGray-FBFeltGray100%poly#& Miếng đệm mắt bằng vải không dệt màu xám 100% polyester”, mã số khai báo 3920.69.90.

Mới đây, ngày 27/5/2021, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn KV1 (Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận tờ khai số 104049359740/A11/02C1 mà doanh nghiệp khai báo tên hàng là “Dải nhựa có bọc vải không dệt bên ngoài (PULL TYPE CLOTH) 30mm 1000m, dùng để trang trí và định hình điểm nhấn trên lưng ghế, Phụ kiện đồ gỗ nội thất, hàng mới 100%”, mã số khai báo 3921.90.90.

Cần rà soát, hướng dẫn doanh nghiệp khai báo

Theo Tổng cục Hải quan, việc phân loại mặt hàng “vải giả da” được tạo thành từ vải không dệt và plastic phải căn cứ vào thành phần vải không dệt/plastic, tỷ trọng vải không dệt/plastic, phương thức kết hợp của các thành phần, vai trò sử dụng (lớp bề mặt/lớp gia cố) của các thành phần vải không dệt/plastic, lớp plastic tráng phủ có nhìn được bằng mắt thường hay không, công dụng hàng hóa đối chiếu với các quy định tại Chú giải pháp lý gồm: Chú giải 1 (h) Phần 11, Chú giải 3 Chương 56, Tham khảo các Chú giải chi tiết HS Chương 39, chú giải chi tiết nhóm 56.03, áp dụng các quy tắc phân loại để xác định mã số hàng hóa.

Trong đó, đối với mặt hàng “vải giả da” được tạo thành từ vải không dệt và plastic, cần lưu ý một số trường hợp: Vải không dệt, được bọc hoàn toàn bằng plastic hoặc tráng hoặc phủ cả hai mặt bằng plastic, với điều kiện việc tráng và phủ như vậy có thể nhìn thấy được bằng mắt thường mà không cần quan tâm đến sự biến đổi về màu sắc, thì phân loại vào Chương 39.

Tấm, phiến và dải bằng plastic xốp kết hợp vải không dệt, trong đó vật liệu vải không dệt chỉ đơn thuần là vật liệu để gia cố, thì phân loại vào Chương 39. Trong phương diện này, vải không dệt không có hoa văn, chưa tẩy trắng, đã tẩy trắng hoặc đã nhuộm đồng nhất, khi gắn vào chỉ một mặt của tấm, phiến và dải này thì được coi như chỉ đơn thuần nhằm mục đích gia cố. Trường hợp có hoa văn, đã in hoặc gia công kỹ lưỡng thì được coi là có chức năng vượt quá chức năng chỉ đơn thuần gia cố.

Đối với mặt hàng “vải giả da” được tạo thành từ vải không dệt thấm tầm, tráng, phủ hoặc ép plastic một mặt, chưa được mô tả cụ thể trong nội dung nhóm và các chú giải pháp lý, chú giải chi tiết liên quan, cần xem xét thành phần nào mang lại đặc trưng cơ bản cho sản phẩm thì sẽ phân loại theo thành phần đó theo quy tắc 3b. Ví dụ như trường hợp thành phần plastic có tỷ lệ khối lượng lớn hơn thành phần vải, mặt plastic được tạo giả da, gia công thành bề mặt sử dụng của sản phẩm thì xem xét mặt hàng thuộc Chương 39. Trường hợp thành phần plastic có tỷ lệ khối lượng lớn hơn thành phần vải không dệt nhưng sản phẩm có đặc trưng chính là lớp vải không dệt, in hoa văn trên vải không dệt, bề mặt sử dụng sản phẩm là lớp vải không dệt thì xem xét mặt hàng thuộc Chương 56...

Trường hợp không thể xác định được thành phần mang lại đặc trưng cơ bản cho sản phẩm thì phân loại theo quy tắc 3c.

Những tồn tại trên đang gây nhiều khó khăn cho công tác phân loại, để đảm bảo áp dụng chính xác và thống nhất mã số hàng hóa và thuế suất đối với mặt hàng vải không dệt kết hợp plastic, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện kê khai mô tả hàng hóa đầy đủ, chính xác (thành phần, hàm lượng vải không dệt và plastic, cách thức gia công, kết hợp của các vật liệu tạo thành, công dụng hàng hóa, lớp bề mặt sử dụng, lớp gia cố,...). Đồng thời thực hiện kiểm soát khai báo của doanh nghiệp đảm bảo đủ thông tin để phân loại, xác định mã số.

Trường hợp không thể xác định được chính xác tên hàng, mã số hàng hóa thì lấy mẫu, thực hiện phân tích phân loại. Thực hiện kiểm tra, rà soát việc phân loại đối với mặt hàng “vải giả da” được tạo thành từ vải không dệt kết hợp với plastic. Trường hợp phát hiện việc phân loại không phù hợp thì xử lý lại, ấn định thuế và xử lý vi phạm theo đúng quy định, chấn chỉnh, làm rõ trách nhiệm của cán bộ liên quan.

Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu Cục Kiểm định hải quan chủ trì, hướng dẫn về tiêu chí kỹ thuật “gia cố” trong công tác phân tích hàng hóa đối với mặt hàng vải kết hợp plastic nói chung và mặt hàng “vải giả da” được tạo thành từ vải không dệt và plastic nói riêng; phổ biến, quán triệt các chi cục kiểm định hải quan khi thực hiện phân tích, giám định mặt hàng vải kết hợp plastic thì trong kết quả phân tích phải xác định rõ các tiêu chí: thành phần, chủng loại vải/ plastic, tỷ lệ vải/ plastic (theo khối lượng, độ dày,...), phương thức kết hợp của các thành phần, vai trò sử dụng của các thành phần vải/ plastic, lớp nào là lớp gia cố, lớp nào là lớp bề mặt, lớp plastic tráng phủ có nhìn được bằng mắt thường hay không, công dụng hàng hóa,... đảm bảo đủ thông tin, tiêu chỉ để phân loại mặt hàng.

Riêng đối với Cục Thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan yêu cầu phối hợp với Cục Kiểm định hải quan trong việc xác định mã số, phân loại các mặt hàng “vải giả da” được tạo thành từ vải không dệt và plastic trong trường hợp có vướng mắc phát sinh, đảm bảo phù hợp và thống nhất.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025

Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025

(HQ Online) - Bộ Tài chính vừa đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường trong năm 2025 đối với xăng (trừ etanol), dầu, mỡ nhờn; giảm khoảng 70% đối với nhiên liệu bay và 40% với dầu hỏa. Theo tính toán, tổng NSNN giảm khoảng 44.224 tỷ đồng khi áp dụng chính sách này.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

(HQ Online) - Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để các bộ, ngành, địa phương được chủ động sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đọc nhiều