Cần cơ chế thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp Việt có “tấm vé” xuất khẩu vào EU

(HQ Online) - Để gia tăng hoạt động thương mại, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường châu Âu (EU), doanh nghiệp Việt Nam kỳ vọng nhận được sự hỗ trợ về đầu tư, thông tin từ cộng đồng doanh nghiệp châu Âu.
Đảm bảo 100% hồ sơ các lô hàng xuất khẩu có yêu cầu truy xuất được nguồn gốc thủy sản
Quảng bá thương hiệu, hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu cà phê
Kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng công nghiệp chế biến giảm

Ngày 16/2, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã ra mắt Sách Trắng 2022/2023 nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan ngắn gọn về các vấn đề ảnh hưởng đến các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam.

Lễ ra mắt Sách Trăng 2022/2023. Ảnh: H.Dịu
Lễ ra mắt Sách Trắng 2022/2023. Ảnh: H.Dịu

Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài

Nhận xét về tổng quan kinh tế Việt Nam, Sách Trắng của EuroCham cho rằng, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng với địa lý thuận lợi và dân số đông, trẻ, có trình độ, đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Với góc nhìn từ phía các doanh nghiệp nước ngoài, theo EuroCham, kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, Việt Nam đã liên tục cải cách quy định pháp luật trong nước để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, từ đó trở thành một thị trường hấp dẫn hơn trong mắt doanh nghiệp nước ngoài và các nhà đầu tư quốc tế.

Cụ thể, chi phí kinh doanh thấp, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, tầng lớp trung lưu tăng vọt và môi trường thuận lợi cho kinh doanh. Hơn nữa, Việt Nam có một số lợi thế bao gồm chi phí sản xuất cạnh tranh, vị trí tốt ở Đông Nam Á, hiệu quả kinh tế mạnh mẽ và tiêu thụ nội địa tăng nhanh. Ngân hàng Thế giới (WB) nhận thấy Việt Nam đã đạt được những kết quả tốt trong nhiều lĩnh vực như “cấp tín dụng” và “nộp thuế”, tuy nhiên lại chưa tốt trong “giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán”. Đặc biệt, Chính phủ đã và đang tiếp tục cải cách môi trường thương mại và đầu tư của Việt Nam để đưa đất nước trở thành một điểm đến đầu tư và kinh doanh hấp dẫn hơn nữa.

1/4 các công ty nước ngoài báo cáo rằng đã chuyển hoạt động của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam, trong đó có 2% đã chuyển một phần đáng kể hoạt động của họ vào trong nước. Hơn nữa, 42% công ty nước ngoài sẵn sàng chuyển ít nhất một lượng vốn FDI nhỏ vào Việt Nam vào cuối năm 2022. Các công ty nước ngoài xác định việc cắt giảm bộ máy hành chính và phát triển cơ sở hạ tầng nhiều hơn là đòn bẩy chính để Việt Nam thu hút thêm vốn FDI. Hiện EU là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 5 tại Việt Nam.

Chỉ số Môi trường Kinh doanh của EuroCham (BCI) đã chỉ ra, khoảng 27% doanh nghiệp tham gia dự đoán nền kinh tế sẽ ổn định hoặc cải thiện trong quý đầu năm 2023.

Hỗ trợ đáp ứng tiêu chuẩn của EU

Về thương mại, năm 2021, Việt Nam là nước xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 31 (0,5%) và là nước nhập khẩu lớn thứ 11 (1,8%) của EU. Ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham cho rằng, với gần 20 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương đã được ký kết và đang chờ phê duyệt, Việt Nam đang được định vị là trung tâm của nền kinh tế toàn cầu.

Đặc biệt, Sách Trắng 2022/2023 cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thúc đẩy thương mại hàng hóa song phương nhờ Hiệp định Thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa EU và Việt Nam (EVIPA).

EuroCham cho biết đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để cung cấp kiến thức cũng như hướng dẫn về các tiêu chuẩn và yêu cầu của EU đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, cũng như tiếp tục nâng cao năng lực và đào tạo cho các thành viên về các thủ tục hải quan và thuế liên quan, mã HS và các quy tắc xuất xứ…

“Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ và phản hồi tích cực của Tổng cục Hải quan Việt Nam trong quá trình đối thoại liên tục với các thành viên EuroCham về các vấn đề hải quan quan trọng trong và sau đại dịch”, Sách Trắng của EuroCham nhấn mạnh.

Với những kết quả đầy khả quan và tiềm năng từ hợp tác đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu cho biết sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành nghề, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và để cải thiện năng suất lao động; đồng thời mong muốn được kết nối với doanh nghiệp Việt Nam, góp phần hình thành và phát triển chuỗi cung ứng cũng như để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Về việc đẩy mạnh giao thương, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, để xuất khẩu sang thị trường EU, doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều khó khăn. Thứ nhất, đa phần doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa nên chưa đủ nguồn lực để tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn, chứng nhận, tăng trưởng xanh. Thứ hai, EU có khoảng 3.000 chứng chỉ các loại cho những lĩnh vực nhập khẩu. Vì thế, trong “rừng” chứng chỉ như vậy thì các doanh nghiệp Việt Nam không biết làm thế nào để chọn đúng, trả chi phí hợp lý, thậm chí ngay cả cơ quan quản lý của Việt Nam cũng rất bối rối trong tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp vấn đề này.

Vì thế, ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh đến sự hỗ trợ của EuroCham và cộng đồng doanh nghiệp châu Âu trong việc đầu tư vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cũng như có cơ chế thông tin, khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn chứng chỉ theo đúng tiêu chuẩn, giúp các doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi có “tấm vé” vào thị trường EU.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Quý 1 giảm sâu, xuất khẩu thủy sản dự báo vẫn khó khăn

Quý 1 giảm sâu, xuất khẩu thủy sản dự báo vẫn khó khăn

(HQ Online) - Mặc dù các doanh nghiệp xuất khẩu (XK) thủy sản đã rất nỗ lực mở rộng thị trường, tìm kiếm đơn hàng, song nhiều mặt hàng XK chủ lực giảm sâu kéo kết quả XK trong quý 1/2023 vẫn giảm tới 27% so với cùng kỳ.
Bàn giải pháp tối ưu hóa hoạt động xúc tiến thương mại

Bàn giải pháp tối ưu hóa hoạt động xúc tiến thương mại

(HQ Online) - Ngày 31/3, Bộ Công Thương tổ chức “Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 3/2023” để thảo luận tình hình xuất khẩu, xúc tiến thương mại của Việt Nam trong quý 1, đồng thời bàn thảo các biện pháp tối ưu hoá hoạt động thương mại với thị trường toàn cầu trong thời gian sắp tới.
Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định EVFTA: Thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU

Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định EVFTA: Thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU

(HQ Online) - Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định EVFTA giai đoạn 2022-2027 gồm 737 dòng thuế xuất khẩu ưu đãi và 11.478 dòng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Việc ban hành và thực thi biểu thuế tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, góp phần thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU, tăng cường mối quan hệ giữa hai bên.

Đọc tiếp

Cơ sở thực hiện hoàn thuế theo hạn ngạch thuế quan

Cơ sở thực hiện hoàn thuế theo hạn ngạch thuế quan

(HQ Online) - Trước thắc mắc của Công ty TNHH Gaz Thành Đạt liên quan đến việc hoàn thuế hàng hóa NK theo hạn ngạch thuế quan, theo Tổng cục Hải quan, sau khi đối chiếu với các quy định và văn bản cấp hạn ngạch của Bộ Công Thương, cơ quan Hải quan chưa đủ cơ sở để thực hiện hoàn thuế cho các tờ khai năm 2022 đã thông quan trước ngày 16/11/2022.
Phương thức thanh toán đáp ứng quy định mới được giảm giá hàng nhập khẩu

Phương thức thanh toán đáp ứng quy định mới được giảm giá hàng nhập khẩu

(HQ Online) - Theo quy định tại Thông tư 39/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về trị giá hải quan đối với hàng hóa XNK thì để được xem xét giảm giá hàng NK, phương thức thanh toán thể hiện trên hợp đồng mua bán phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng bằng phương thức letter of credit (L/C) hoặc telegraphic transfer reimbursement (TTR) cho toàn bộ hàng hoá NK thuộc hợp đồng mua bán và thời gian thanh toán phải phù hợp với bảng công bố giảm giá của người bán.