Quảng bá thương hiệu, hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu cà phê

(HQ Online) - Với những nỗ lực trong việc chuyển đổi số, quản lý chất lượng nông sản từ người nông dân, tình hình xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn giữ ổn định và đảm bảo tăng trưởng.
Thị phần cà phê Việt Nam tại Trung Quốc giảm mạnh
Xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Việt Nam nhiều cơ hội tại Pháp, Canada
Giá cà phê xuất khẩu tăng gần 10 triệu đồng/tấn
khẳng định mạnh mẽ vị thế của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Ảnh: H.D
Cần truyền thông nhằm khẳng định vị thế của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Ảnh: H.D

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, luỹ kế trong cả năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu 1,72 triệu tấn cà phê các loại với tổng kim ngạch đạt 3,94 tỷ USD, tăng 10,1% về khối lượng và tăng 28,3% về giá trị so với năm 2021. Giá cà phê xuất khẩu bình quân năm 2022 ước đạt 2.293 USD/tấn, tăng 16,6% so với năm 2021.

Dự báo năm 2023, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá cà phê thế giới sẽ tiếp tục phục hồi nhờ nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu gia tăng trở lại sau hai năm giảm mạnh do tác động của dịch Covid-19 và lạm phát toàn cầu sẽ chậm lại trước sự nỗ lực điều hành lãi suất tiền tệ của hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới.

Vì thế, để tận dụng cơ hội này, các doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp để đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ông Lê Đức Huy, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk (Simexco) cho hay, hiện doanh nghiệp đang xuất khẩu cà phê đến hơn 70 thị trường trên thế giới. Ngay từ đầu tháng 1/2023, lượng đơn hàng đã tăng trưởng 20% so với năm trước nên hy vọng đây tiếp tục là một năm thắng lợi. Năm 2022, Công ty đạt lợi nhuận 100 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2021, gấp đôi kế hoạch đề ra. Lợi nhuận năm 2023 dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 15% so với năm 2022.

Để đạt được kết quả này, theo ông Huy, doanh nghiệp đã tích cực trong chuyển đổi số, quản lý chuỗi cung ứng từ người nông dân đến cơ sở, nhà máy rang xay, chế biến. Đặc biệt, do đặc thù người nông dân trồng cà phê thường có quy mô nhỏ lẻ, nên Công ty đã thu mua qua các hợp tác xã, ứng dụng công nghệ để tạo thành nhật ký nông hộ, quản lý từ cách tưới trồng, bón phân… giúp đảm bảo đúng chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Cùng với việc đảm bảo chất lượng, lãnh đạo Simexco còn nhấn mạnh đến việc ứng dụng thương mại điện tử, sử dụng các sàn thương mại điện tử quốc tế như Amazon, Alibaba... giúp mở rộng thị trường, đa dạng đối tác.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Hải Hà, đại diện Công ty Cổ phần Hygge Việt cho hay, Công ty hiện đang xuất khẩu tới 3 thị trường quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu từ bạn hàng, Công ty liên kết với các tổ chức để đồng hành cùng người dân, kiểm tra chất lượng từ khâu nuôi trồng đến thu hái, sản xuất… đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Tuy nhiên, hiện thị trường quốc tế dự báo còn nhiều khó khăn nên theo các doanh nghiệp, chất lượng đã được đảm bảo và chứng nhận thì hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới phải hướng đến các giải pháp đa dạng hóa thị trường, ứng dụng hiệu quả các kênh xuất khẩu nhờ chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần sự hỗ trợ từ các địa phương trong công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại.

Thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) được mệnh danh là “thủ phủ Cà phê của Việt Nam”, có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất cả nước với diện tích khoảng 210.000 ha, sản lượng thu hoạch hàng năm đạt hơn 520.000 tấn, chiếm hơn 30% sản lượng toàn quốc. Cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã xuất khẩu đến hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Vì thế, để quảng bá sản phẩm cà phê rộng rãi hơn, định kỳ hai năm một lần, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ hội cà phê nhằm tôn vinh người trồng cà phê, chế biến và kinh doanh cà phê; giới thiệu tiềm năng, thế mạnh về du lịch của tỉnh; xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực chế biến cà phê và các sản phẩm nông nghiệp; thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Đắk Lắk; quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, khẳng định mạnh mẽ vị thế của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới.

Năm nay, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 sẽ tổ chức trong 5 ngày từ 10 đến 14/3/2013 với 6 nhóm và 18 hoạt động chính thức. Đại sứ truyền thông cho sự kiện tiếp tục là Hoa hậu H’Hen Niê. Trong đó, hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê được xem là cơ hội giao thương cho doanh nghiệp cà phê khi có sự tham gia của 150 doanh nghiệp, trong đó có 10 doanh nghiệp cà phê của nước ngoài và có yếu tố nước ngoài tham gia.

Ngoài ra, không chỉ thực hiện các chương trình lễ hội, giao thương, năm nay, UBND tỉnh Đắk Lắk còn thực hiện truyền thông, quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội, giúp các thông điệp truyền tải rộng rãi hơn đến với bạn bè, du khách trong nước và quốc tế.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

(HQ Online) - Hiện cả nước có gần 300 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, nhưng với xu thế về phát triển bền vững, các doanh nghiệp mong muốn KCN được đầu tư phát triển thành hệ sinh thái, cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường cũng như có sự liên kết giữa các doanh nghiệp.
Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, cả nước đã nhập khẩu 2,65 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 85,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thép là vấn đề còn gây tranh cãi.
Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

(HQ Online) - Brand Finance – tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

Đọc nhiều