Bộ Chính trị đưa ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phát huy vai trò của doanh nhân thời kỳ mới

(HQ Online) - Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới (Nghị quyết 41) đã đưa ra nhiều nội dung mới trong quan điểm, định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp.
Doanh nhân kiều bào hiến kế mở rộng thị trường xuất khẩu Hà Nội tôn vinh 200 doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2022 Lan tỏa hào khí doanh nhân Việt Nam

Nghị quyết 41 được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành thay cho Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XI được ban hành cách đây 12 năm.

Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết 41 là phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng, chất lượng. Cơ cấu hợp lý, có tầm nhìn, trí tuệ, đạo đức, tinh thần kinh doanh, làm giàu chính đáng. Năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến. Tuân thủ pháp luật, có đạo đức, văn hoá kinh doanh mang bản sắc dân tộc. Có trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp xứng đáng cho các mục tiêu phát triển đất nước.

Nghị quyết 41 đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Phấn đấu ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới; một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt; một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.

Mục tiêu đến năm 2045, phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu quốc gia phát triển, thu nhập cao, có vị thế, uy tín khu vực và quốc tế. Một bộ phận doanh nghiệp có thương hiệu thế giới, dẫn dắt một số chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.

Nghị quyết 41 đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ảnh: H.D
Nghị quyết 41 đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển đội ngũ doanh nhân có quy mô. Ảnh: H.D

Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu phù hợp với bối cảnh và tình hình mới, Nghị quyết 41 đặt ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.

Thứ nhất là nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước.

Thứ hai là hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến.

Trong đó, khẩn trương rà soát, thể chế hoá kịp thời, đầy đủ, đồng bộ đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển đội ngũ doanh nhân, cộng đồng DN. Thực hiện phương thức đối tác công - tư. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, đối tượng phục vụ. Kiểm soát, xoá bỏ đặc quyền, độc quyền trong sản xuất, kinh doanh.

Quan tâm xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, các mô hình, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mới để mở rộng không gian phát triển cho doanh nhân, doanh nghiệp; phát triển đồng bộ các loại thị trường, nhất là thị trường vốn, lao động, quyền sử dụng đất, khoa học và công nghệ. Nghiên cứu triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để tạo điều kiện cho doanh nhân, doanh nghiệp có bước đột phá trong một số lĩnh vực mới, có lợi thế, tiềm năng.

Thứ ba là phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Trong đó, có chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt một số ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu, có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp.

Thứ tư là xây dựng đạo đức, văn hoá kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Thứ năm là tăng cường đoàn kết, hợp tác, liên kết giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Thứ sáu là phát huy vai trò của VCCI, các tổ chức đại diện đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp.

Thứ bảy là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân.

Tại Hội nghị toàn quốc các hiệp hội doanh nghiệp và giới doanh nhân Việt Nam năm 2023 vào ngày 11/10, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An cho biết, nhiều nội dung mới đã được Nghị quyết 41 đề cập nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế cùng với sự ủng hộ của đội ngũ doanh nhân cả nước.

Trong đó, về quan điểm, Nghị quyết 41 xác định đội ngũ doanh nhân có vị trí, vai trò quan trọng. Đây là điểm tương tự Nghị quyết 09 nhưng có bổ sung thêm “là một trong những lực lượng nòng cốt” góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Đồng thời, xây dựng, tôn vinh, cổ vũ đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng cống hiến, thượng tôn pháp luật, góp phần phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

“Nghị quyết 41 đã yêu cầu các cấp ủy Đảng có trách nhiệm xem xét, đánh giá tôn vinh, động viên và cổ vũ kịp thời các doanh nhân có đóng góp”, ông Đỗ Ngọc An nhấn mạnh.

Do đó, ông Đỗ Ngọc An bày tỏ tin tưởng Nghị quyết 41 sẽ từng bước đi vào đời sống đi vào các hoạt động của đội ngũ doanh nhân doanh nghiệp Việt Nam, giúp đội ngũ này từng bước phát triển mạnh mẽ.

Đại diện các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp cũng bày tỏ sự phấn khởi khi Nghị quyết 41 được ban hành rất kịp thời. Bởi theo các doanh nhân, trách nhiệm của doanh nhân rất vinh quanh nhưng cũng nặng nề, khi chưa bao giờ doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn như giai đoạn hiện nay. Vì thế, các doanh nghiệp kỳ vọng các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết 41 sẽ sớm được luật hóa, đi vào thực tế.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết sẽ tham mưu cho cơ quan Chính phủ về cụ thể hóa các nội dung, giải pháp triển khai Nghị quyết 41.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Đọc nhiều