Xử lý thuế đối với tài sản bảo đảm là hàng hóa nhập khẩu miễn thuế
Hướng dẫn thực hiện xử lý thuế đối với hàng nhập khẩu ủy thác | |
Doanh nghiệp chế xuất bị thiệt hại do hỏa hoạn phải xử lý thuế hàng hóa ra sao? | |
Hàng hóa xuất khẩu bị trả lại xử lý thuế như thế nào? |
Theo Tổng cục Hải quan, các chính sách pháp luật liên quan đến hàng hóa NK thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người khai thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay đã được quy định rõ tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020; Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ và Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính.
Hoạt động XNK tại Hải quan Vũng Áng (Hà Tĩnh). Ảnh: Phan Trâm |
Theo đó, việc xử lý thuế đối với trường hợp của Công ty CP Gang thép Hà Tĩnh được thực hiện như sau:
Liên quan đến xác định số tiền thuế ấn định, theo Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Hà Tĩnh cần có văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại đã nhận cầm cố, thế chấp cung cấp thông tin về hàng hóa cầm cố, thế chấp để thực hiện ấn định thuế, trong đó nêu rõ tên hàng, số lượng, chủng loại, số tờ khai NK, trị giá khi cầm cố, thế chấp, trị giá thực tế đã bán ra.
Trên cơ sở thông tin do ngân hàng cung cấp, cơ quan Hải quan thực hiện đối chiếu với các thông tin về hàng hóa NK đang được lưu trữ trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, các chứng từ tài liệu khác có liên quan để xác định số tiền thuế phải nộp đối với số lượng hàng hóa đã bán ra cho từng ngân hàng và thực hiện ban hành quyết định ấn định thuế riêng cho từng ngân hàng theo quy định tại Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Trong đó, trị giá tính thuế NK là trị giá do ngân hàng cung cấp xác định trên cơ sở giá thực tế bán. Thuế GTGT thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế GTGT tại thời điểm bán ra. Thời hạn nộp thuế là ngày ký ban hành quyết định ấn định thuế.
Trường hợp cơ quan Hải quan có cơ sở xác định có số lượng hàng hóa NK miễn thuế đã được thay đổi mục đích sử dụng nhưng nằm ngoài số lượng hàng hóa cầm cố, thế chấp tại các ngân hàng thì cũng thực hiện ấn định thuế theo quy định tại Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Đối với nghĩa vụ nộp thuế, theo Tổng cục Hải quan, kể từ ngày 5/12/2020 (ngày hiệu lực của Nghị định 126/2020/NĐ CP), đối với hàng hóa NK thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người nộp thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay nhưng ngân hàng thương mại phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ thì ngân hàng thương mại cung cấp thông tin về hàng hóa cầm cố, thế chấp cho cơ quan Hải quan để thực hiện ấn định thuế. Ngân hàng thương mại có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế theo quyết định ấn định thuế của cơ quan Hải quan theo quy định tại Điều 17, Điều 30 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Đối với hàng hóa NK miễn thuế đã được thay đổi mục đích sử dụng nhưng nằm ngoài số lượng hàng hóa cầm cố, thế chấp tại các ngân hàng, Công ty CP Gang thép Hà Tĩnh phải có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế ấn định, tiền phạt, tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 8 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Ý kiến bạn đọc