Hàng hóa xuất khẩu bị trả lại xử lý thuế như thế nào?

(HQ Online) - Tổng cục Hải quan vừa có trả lời thắc mắc về thủ tục hải quan và chính sách thuế đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu (XK) nhưng bị trả lại của Công ty TNHH Varroc Lighting Systems Việt Nam (gọi tắt là DN).
Doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ kinh doanh sẽ xử lý thuế như thế nào?
Thuế quan đối với hàng hóa không thể hiện xuất xứ trên bao bì
Chậm quyết toán thuế thu nhập cá nhân sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo Tổng cục Hải quan, thủ tục tái nhập hàng hóa XK nhưng bị trả lại đã được Chính phủ quy định rõ tại Nghị định 08/20215/NĐ-CP của Chính phủ quy định các hình thức tái nhập hàng hóa đã XK nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại). Theo đó, tại khoản 1 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định các hình thức gồm: Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất; tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa; tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài); tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.

Cũng tại điểm b khoản 7 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về việc xử lý đối với hàng tái chế không tái xuất được như sau: “Đối với sản phẩm tải chế không phải là hàng gia công thì chuyển tiêu thụ nội địa như hàng hóa tái nhập để tiêu thụ nội địa".

Do đó, đối với trường hợp của DN nêu, DN nhập lại sản phẩm đã XK của loại hình sản xuất XK, tuy nhiên sau đó DN không sửa chữa, tái chế chính sản phẩm đó mà thu hồi lại linh kiện còn sử dụng được từ sản phẩm tái nhập để sản xuất ra sản phẩm XK khác thì không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ CP nêu trên.

0401-10-3321-0037-may-moc-da-qua-su-dung-baohaiquan
Chi cục Hải quan Hữu Nghị (Cục Hải quan Lạng Sơn) kiểm tra máy móc NK. Ảnh: H.Nụ.

Tổng cục Hải quan cho rằng, do DN đã đăng ký mở tờ khai A31 để NK hàng hóa. Vì vậy, Tổng cục Hải quan đề nghị DN thực hiện thủ tục theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, cụ thể là thực hiện thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa như hàng hóa tái nhập để tiêu thụ nội địa. Hàng hóa sau khi đã nộp đầy đủ các loại thuế (nếu có) theo quy định, DN có toàn quyền sử dụng, không thuộc quản lý theo dõi của cơ quan Hải quan.

Liên quan đến chính sách thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để sản xuất hàng hóa XK nhưng không XK sản phẩm (chuyển tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy), theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật thuế XK, thuế NK thì “Nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để sản xuất hàng hóa XK được miễn thuế NK”.

Theo đó, tại điểm đ khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 18/2021/ 11/3/2021 quy định: “đ) Hàng hóa NK để sản xuất, sản phẩm sản xuất, phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất được phép tiêu hủy và thực tế đã tiêu hủy theo quy định pháp luật hải quan được miễn thuế NK. Hàng hóa NK để sản xuất XK nhưng không sử dụng hoặc hàng hóa NK đã sử dụng để sản xuất nhưng không XK sản phẩm thì không được miễn thuế NK, người nộp thuế phải đăng ký tờ khai hải quan mới và kê khai, nộp thuế với cơ quan Hải quan theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của hàng hóa NK tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới, trừ trường hợp làm quà biểu, quà tặng theo quy định tại Điều 8 Nghị định này”.

Cũng tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định: “Đối với hàng hóa XNK thuộc đối tượng không chịu thuế XNK, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giả trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đổi theo hạn ngạch thuế quan và đã được giải phỏng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế; áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đổi theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để gia công, sản xuất hàng hóa XK và hàng hóa tạm nhập tái xuất đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa XNK; chính sách thuế đối với hàng hóa XNK thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa XNK tại thời điểm đăng kỷ tờ khai ban đầu”.

Khoản 10 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 21 Thông tư 38/2015/TT BTC của Bộ Tài chính quy định: “Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định”.

Đối chiếu với quy định trên, theo Tổng cục Hải quan, trường hợp DN tái nhập hàng hóa là sản phẩm XK đã được sản xuất theo loại hình sản xuất XK để tiêu thụ nội địa, thì phải thực hiện kê khai thay đổi mục đích sử dụng, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định đối với nguyên liệu NK để sản xuất hàng hóa XK nhưng phải tái nhập trở lại. Trường hợp hàng hóa NK để sản xuất, sản phẩm sản xuất, phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất được phép tiêu hủy và thực tế đã tiêu hủy theo quy định pháp luật hải quan được miễn thuế NK.

Liên quan đến chính sách thuế đối với hàng hóa XK phải tái nhập, tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 19 Luật thuế XK, thuế NK quy định: “Người nộp thuế đã nộp thuế XK nhưng hàng hóa XK phải tái nhập được hoàn thuế XK và không phải nộp thuế NK. Hàng hóa được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến”.

Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, đối chiếu với quy định trên trường hợp DN đã nộp thuế XK nhưng hàng hóa XK phải tái nhập và hàng hóa tái nhập chưa qua sử dụng, gia công, chế biến thì được hoàn thuế XK và không phải nộp thuế NK.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Đánh thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để ngăn đầu cơ

Đánh thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để ngăn đầu cơ

(HQ Online) - Để có mức độ điều tiết hợp lý, tránh tình trạng đầu cơ, bong bóng bất động sản, Bộ Tài chính cho rằng có thể nghiên cứu để thực hiện thu thuế đối với thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ như kinh nghiệm của một số nước.
Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân

Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân

(HQ Online) - Bộ Tài chính vừa hoàn thiện đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và chính thức lấy ý kiến rộng rãi. Với việc sửa đổi, bổ sung gần 90% tổng số điều của Luật thuế TNCN hiện hành, Bộ Tài chính trình Chính phủ cho phép lập đề nghị xây dựng dự án Luật thuế TNCN thay thế hệ thống chính sách thuế TNCN. Dự kiến dự án được Quốc hội thông qua vào tháng 5/2026.

Đọc nhiều