Viet Solutions 2021 mở rộng tiếp nhận các ý tưởng công nghệ

(HQ Online) - Ngày 10/6/2021, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố mùa giải thứ 3 – Viet Solutions 2021.
11 nước tích cực tham gia Cuộc thi tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia Viet Solutions
Khởi động cuộc thi tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số Việt Nam Viet Solutions 2020

Viet Solutions 2021 mở rộng tiếp nhận các ý tưởng công nghệ
Những con số ấn tượng của Viet Solutions

Đây là cuộc thi nhằm tìm kiếm giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số Quốc gia. Trong mùa giải năm 2021, Viet Solutions mở rộng tiếp nhận cả các ý tưởng công nghệ và tăng gấp 3 giá trị giải thưởng.

Với thông điệp “Cộng hưởng để kiến tạo xã hội số”, đối tượng hướng đến của Viet Solutions 2021 là các cá nhân, tổ chức đang sinh sống, học tập và làm việc ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Các ý tưởng, sản phẩm công nghệ tập trung vào 10 lĩnh vực là Y tế; Giáo dục; Tài chính - Ngân hàng; Nông nghiệp; Giao thông vận tải - Logistics; Năng lượng; Tài nguyên - Môi trường; Sản xuất công nghiệp, Giải pháp giải trí - tiện ích và Quản lý Doanh nghiệp.

Điểm đặc biệt của mùa giải năm nay, Bộ Thông tin & Truyền thông và Viettel sẽ tìm kiếm giải pháp cho các bài toán cụ thể của 10 lĩnh vực nêu trên. Các bài toán được đăng tải tại địa chỉ www.vietsolutions.net.vn.

Viet Solutions 2021 có tổng giá trị giải thưởng tăng gấp 3 lần năm trước. Bên cạnh đó, các đội tham dự có cơ hội hợp tác kinh doanh với Viettel và được chia lợi nhuận tới 75%.

Các đội xuất sắc nhất vòng đấu loại sẽ được đào tạo nâng cao kỹ năng khởi nghiệp bởi các chuyên gia đến từ các trường đại học kinh tế hàng đầu như Harvard, Quỹ đầu tư thiên thần quốc tế và các CEO danh tiếng.

Thứ trưởng Bộ Trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Huy Dũng nói: “Thực tế, có rất nhiều bài toán mà chỉ cần có một ý tưởng đúng là sẽ có lời giải đúng. Nó giống như khi bạn đặt ra câu hỏi đúng, thì chắc chắn có câu trả lời. Cứ có câu hỏi đúng thì khó thế nào cũng có một người trả lời được nó. Đấy là tư tưởng cho việc tìm kiếm ý tưởng mới về giải pháp số của cuộc thi năm nay”.

Ông Lê Đăng Dũng – Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel nói: “Mô hình vườn ươm ba bên mang tính cộng hưởng, tìm những giá trị của mỗi bên, tạo ra một sức mạnh tổng hợp lớn hơn. Bộ TT&TT là đơn vị tạo ra hành lang pháp lý, đưa ra các bài toán cụ thể. Viettel có thị trường rất lớn trong và ngoài nước, giúp các doanh nghiệp đưa vào thị trường. Còn cộng đồng các doanh nghiệp có những ý tưởng giải quyết bài toán kiến tạo xã hội số. Sự hợp tác này sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy được quá trình chuyển đổi số quốc gia”.

Tiền thân là Viettel Advanced Solution Track, Viet Solutions được tổ chức thường niên với mục tiêu tìm kiếm các giải pháp sáng tạo, giúp giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Sau 2 mùa giải, đã có gần 600 dự án gửi về cuộc thi, tổng giá trị hợp đồng đã ký kết lên tới 20 tỷ đồng.

Năm 2020, cuộc thi đã chọn ra 3 giải pháp xuất sắc nhất để trao giải là Mismart - Giải pháp xác định sức khỏe cây trồng bằng máy bay không người lái; Map4D - Nền tảng bản đồ do người Việt Nam nghiên cứu và phát triển, lưu trữ và vận hành ngay tại Việt Nam và CyRada – Giải pháp bảo mật web trên nền tảng cloud.

Viet Solutions 2021 sẽ tiếp nhận hồ sơ dự thi đến ngày 15/8/2021.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

(HQ Online) - Brand Finance – tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…
Miễn phí camera an ninh cho toàn bộ khách hàng dùng Internet Viettel

Miễn phí camera an ninh cho toàn bộ khách hàng dùng Internet Viettel

(HQ Online) - Tổng Công ty Viễn thông Viettel vừa thông báo, toàn bộ khách hàng dùng Internet FTTH Viettel sẽ được trang bị miễn phí camera an ninh thế hệ mới nhất. Mỗi hợp đồng Internet được tặng miễn phí tối đa 2 camera trong nhà. Khách hàng có thể đổi sang camera ngoài trời nhưng cần đóng phí phụ thu 300.000đ/ 1 camera. Khách hàng sẽ được miễn phí lắp đặt camera đầu tiên (trị giá 150.000đ/camera) nếu đăng ký mới từ gói Internet SUN1 trở lên.
Viettel Cloud có thêm giải pháp an ninh từ Palo Alto

Viettel Cloud có thêm giải pháp an ninh từ Palo Alto

(HQ Online) - Vừa qua, tại Hội nghị Di động thế giới MWC 2024, Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) - đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) và Palo Alto Networks (Palo Alto) - công ty an ninh mạng đa quốc gia của Hoa Kỳ đã chính thức ký thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển giải pháp an ninh, an toàn cho điện toán đám mây.
Tết Công nghệ Viettel: A.I cũng có quà

Tết Công nghệ Viettel: A.I cũng có quà

(HQ Online) - Ngày 30/01/2024, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, Tổng công ty triển khai chương trình ưu đãi “Tết A.I cũng có quà” nhằm đáp ứng nhu cầu truy cập internet trên di động/tại nhà cũng như phục vụ nhu cầu giải trí dịp Tết Nguyên đán.

Đọc tiếp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

(HQ Online) - Hiện cả nước có gần 300 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, nhưng với xu thế về phát triển bền vững, các doanh nghiệp mong muốn KCN được đầu tư phát triển thành hệ sinh thái, cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường cũng như có sự liên kết giữa các doanh nghiệp.
Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, cả nước đã nhập khẩu 2,65 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 85,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thép là vấn đề còn gây tranh cãi.

Đọc nhiều