Văn hóa doanh nghiệp tạo đà cho phát triển trong "trạng thái bình thường mới"

(HQ Online) - Văn hóa doanh nghiệp được coi là một chiến lược trong phát triển thương hiệu cũng như phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này càng trở nên cấp thiết hơn trong bối cảnh đại dịch.
Mạnh dạn đầu tư cho văn hóa doanh nghiệp
“Vun đắp" thương hiệu bằng văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nâng cao sức cạnh tranh
Ông Lê Quốc Vinh, Phó Chủ tịch VNABC phát biểu tại buổi gặp. Ảnh: H.Dịu
Ông Lê Quốc Vinh, Phó Chủ tịch VNABC phát biểu tại buổi gặp. Ảnh: H.Dịu

Ngày 9/11, tại Hà Nội, Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam (VNABC) đã tổ chức buổi gặp gỡ báo chí để giới thiệu về Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” (CBF) lần thứ 2 sẽ được tổ chức vào ngày 5/12 tại Hà Nội.

Chủ đề của Diễn đàn năm 2021 là “Tiếp biến văn hoá - Nền tảng phục hồi và phát triển bền vững kinh tế”. Ban tổ chức Diễn đàn gồm có: Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ Công Thương; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Ban Tổ chức triển khai Cuộc vận động “Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” (Ban Tổ chức 248); Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Nói về ý nghĩa của chủ đề “tiếp biến văn hóa”, ông Lê Quốc Vinh, Phó Chủ tịch VNABC, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Truyền thông Lê chia sẻ, tiếp biến văn hóa là một trong những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển, mở rộng lĩnh vực hoạt động và quy mô sản xuất để hòa mình vào xu thế hội nhập với thế giới của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tham khảo, học hỏi, tiếp thu những tri thức, kinh nghiệm, cách tư duy, mô hình quản lý, sản xuất, kinh doanh... của nước ngoài, nhưng cũng phải có sự vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tiễn Việt Nam.

Hơn nữa, theo ông Lê Quốc Vinh, văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh trở thành yêu cầu bức thiết, là nền tảng cho các doanh nghiệp hoạt động, nhất là trong thời kỳ đại dịch. Bởi lúc này, văn hóa doanh nghiệp giúp gắn kết hoạt động nội bộ, duy trì hoạt động doanh nghiệp, tạo đà cho doanh nghiệp phát triển trong giai đoạn “bình thường mới”.

“Trong đại dịch, văn hóa doanh nghiệp là công cụ tạo ra sự kết nối, là liều thuốc, là vắc xin cho việc phục hồi hoạt động kinh tế”, ông Lê Quốc Vinh nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, PGS.TS. Dương Thị Liễu, Viện trưởng Viện Văn hóa kinh doanh cho rằng, trong đại dịch, văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở sự thấu hiểu, đồng hành và chia sẻ của lãnh đạo doanh nghiệp với người lao động. Sự chia sẻ này không chỉ bằng tình cảm, mà phải bằng những hành động thực tế, như người lãnh đạo tự cắt giảm lương thưởng để hỗ trợ lao động khó khăn. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã làm rất tốt những chia sẻ này, từ đó chung sức cùng vượt qua đại dịch.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mạnh Thản, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ao Vua, các doanh nghiệp đang có mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch khác nhau, nên cần thái độ và trình độ để hỗ trợ doanh nghiệp từ các cơ quan quản lý. Việc đưa ra các quyết sách hỗ trợ đang cực kỳ quan trọng với sự sống còn của doanh nghiệp. Dù vậy, các doanh nghiệp phải có năng lực thích ứng, xây dựng văn hóa chia sẻ về kinh nghiệm, vốn liếng, tiêu thụ sản phẩm...

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước là một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán, qua đó giúp nâng cao hiệu lực kiểm tra, giám sát, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước.

Đọc nhiều