Thực hiện chính sách thuế giá trị gia tăng đối với dược liệu

(HQ Online) - Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra, rà soát và thông báo đến các DN NK mặt hàng nguyên liệu thuốc bắc (dược liệu) thực nhận đúng quy định liên quan đến chính sách thuế GTGT đối với mặt hàng này.
Nhập khẩu hàng hoá có nguồn gốc thực vật được gỡ vướng
Gỡ vướng cho doanh nghiệp nhập khẩu dược liệu
Sản phẩm hóa dược, dược liệu có thuế giá trị gia tăng 5%

Thời gian qua, cơ quan Hải quan nhận được phản ánh vướng mắc thực hiện chính sách thuế GTGT đối với mặt hàng được khai báo là nguyên liệu thuốc bắc (dược liệu) NK của một số đơn vị, DN.

Sau khi nghiên cứu, theo Tổng cục Hải quan, điểm 1 khoản 2 Điều 8 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 quy định: “Thiết bị, dụng cụ y tế, bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 5%.

Điểm e khoản 2 Điều 6 Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT quy định: “Sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh quy định tại điểm 1, khoản 2 Điều 8 Luật thuế GTGT” thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT 5%”.

Khoản 8 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính về thuế GTGT hướng dẫn: “Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy đa (không bao gồm mỹ phẩm); vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế theo xác nhận của Bộ Y tế” thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT 5%.

5024-img-3808
Công chức Hải quan Chi Ma hướng dẫn DN, chủ hàng sắp xe vào bãi chờ thông quan. Ảnh: Công Thành

Khoản 1 Điều 4 Thông tư 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 của định cụ Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế GTGT theo danh mục hàng hóa NK Việt Nam quy định: “Trường hợp hàng hoá được quy thể thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% hoặc 10% theo quy định của Luật Thuế GTGT và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT thì thực hiện theo quy định tại các văn bản đó”.Tại Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định:

“Trong quá trình thực hiện, nếu có trường hợp mức thuế GTGT tại Biểu thuế suất thuế GTGT theo Danh mục Biểu thuế NK ưu đãi không phù hợp với hướng dẫn tại thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợp mức thuế GTGT áp dụng không thống nhất đối với cùng một loại hàng hoá NK và sản xuất trong nước thì cơ quan Thuế địa phương và cơ quan Hải quan địa phương báo cáo về Bộ Tài chính để được kịp thời hướng dẫn thực hiện thống nhất”.

Liên quan đến chính sách quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa NK là dược liệu, theo Tổng cục Hải quan, khoản 5 Điều 2 Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 6/4/2016 quy định về giải thích từ ngữ: “Dược liệu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc từ nhiên từ thực vật, động vật, khoảng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc”.

Tại khoản 1, khoản 3 Điều 88 Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 5/5/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật được thì Bộ Y tế cấp “Giấy phép NK, công văn cho phép NK nguyên liệu làm thuốc theo mẫu số 44 hoặc 45 tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định này”.

Thông tư 48/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế ban hành Danh mục dược liệu; các chất chiết xuất từ dược liệu, tinh dầu làm thuốc; thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu XNK được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam, tại Phụ lục 1 - Danh mục mã số hàng hóa đối với dược liệu NK thì Danh mục này bao gồm các loại dược liệu có nguồn gốc từ thực vật, trong đó, quy định cụ thể các bộ phận dùng làm được liệu gồm vỏ, thân, rễ, lá, hoa, củ, quả, hạt..., tùy từng loại.

Đối chiếu với các quy định trên thì “sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” đã được quy định cụ thể thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% theo quy định của Luật thuế GTGT, Nghị định 209/2013/NĐ-CP và Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Trường hợp DN khai báo hàng hóa NK là dược liệu, đã được Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) có công văn xác nhận, đồng ý NK theo quy định của Nghị định 54/2017/NĐ-CP, thuộc Danh mục dược liệu NK tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 48/20148/TT-BYT của Bộ Y tế, được quản lý theo quy định của lĩnh vực dược, thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT 5% theo quy định tại điểm 1 khoản 2 Điều 8 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 3/6/2008.

Tổng cục Hải quan giao các cục hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra, rà soát và thông báo đến các DN NK mặt hàng dược liệu theo quy định của pháp luật về dược, nhưng chưa kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định tại điểm 1 khoản 2 Điều 8 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 thì thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo đúng quy định tại Luật thuế GTGT, Luật Quản lý thuế, Luật Hải quan.

Đồng thời thông báo cho cơ quan Thuế nội địa thực hiện khấu trừ thuế GTGT theo quy định tại Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính đối với các trường hợp tự kê khai, nộp thuế GTGT sau khi có thông báo của cơ quan Hải quan.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước là một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán, qua đó giúp nâng cao hiệu lực kiểm tra, giám sát, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước.

Đọc nhiều