Thoái vốn tại 11 doanh nghiệp, thu về hơn 225 tỷ đồng sau 7 tháng

(HQ Online) - Theo báo cáo của Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, thoái vốn nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước thoái vốn tại 11 doanh nghiệp đã thu về 225,3 tỷ đồng.
Những “ông lớn” doanh nghiệp nhà nước sẽ được sắp xếp như thế nào vào 2022-2025? VINACHEM thoái vốn thành công hơn 3 triệu cổ phần tại TIBACO Dự kiến thoái vốn nhà nước tại 73 doanh nghiệp trong đợt 1 năm 2023

Theo báo cáo kết quả cổ phần hóa, thoái vốn cập nhật đến tháng 7/2023 của Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), đã có 29 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án cơ cấu lại doanh nghiệp, bao gồm: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam Nam thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, Công ty Mua bán nợ Việt Nam thuộc Bộ Tài chính, Tổng công ty Cơ khí xây dựng (COMA) thuộc Bộ Xây dựng và 24 doanh nghiệp thuộc các địa phương (Hà Tĩnh, Hòa Bình, Lai Châu, Ninh Thuận, Thái Bình, Trà Vinh).

Các đơn vị còn lại đang triển khai xây dựng đề án cơ cấu lại doanh nghiệp để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet

Về tình hình cổ phần hóa, trong 7 tháng đầu năm 2023, Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết, các đơn vị tiếp tục triển khai công tác cổ phần hóa theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Về tình hình thoái vốn, trong tháng 7/2023, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã báo cáo việc thực hiện thoái vốn nộp tiền về ngân sách Nhà nước (NSNN) tại Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh với giá trị 119,6 triệu đồng, thu về 1,46 tỷ đồng và thực hiện thoái vốn đầu tư tại Công ty Cổ phần Thương mại du lịch và dịch vụ tổng hợp Điện Biên với giá trị 6,7 tỷ đồng, thu về 22,1 tỷ đồng.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, đã thoái vốn nhà nước tại 4 doanh nghiệp với giá trị 8,8 tỷ đồng, thu về 19 tỷ đồng; các tập đoàn, tổng công ty đã thoái vốn tại 7 doanh nghiệp với giá trị 53,5 tỷ đồng, thu về 206,3 tỷ đồng.

Về nguồn thu từ bán vốn nhà nước, kế hoạch thu hồi vốn nhà nước tại một số tổ chức kinh tế do Trung ương quản lý trong năm 2023 là 3.000 tỷ đồng. Giai đoạn năm 2024-2025 dự kiến thu về 11.987 tỷ đồng.

Báo cáo nhận định, thời gian vừa qua, tiến độ triển khai cổ phần hóa, thoái vốn chậm, có khả năng sẽ không đạt kế hoạch đề ra. Nguyên nhân khách quan là từ những bất ổn lớn của thị trường tài chính trong nước và quốc tế, ảnh hưởng từ dịch bệnh vì việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn phụ thuộc vào tình hình thị trường nên phải lựa chọn thời điểm bán cổ phần hợp lý để đem lại hiệu quả, đảm bảo tính khả thi.

Hơn nữa, nguyên nhân còn do đặc thù của các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn này là các doanh nghiệp lớn, phạm vi hoạt động rộng, đa ngành, đa lĩnh vực, nhiều tài sản chuyên ngành, khó xác định giá trị; một số đơn vị vi phạm quy định về quản lý vốn, tài sản đang thực hiện thanh tra, kiểm tra, điều tra; các doanh nghiệp nhỏ và vừa là các đơn vị cung ứng, sản phẩm dịch vụ công ích, hoạt động gắn liền với các hoạt động của địa phương.

Về phía nguyên nhân chủ quan, Cục Tài chính doanh nghiệp chỉ ra, việc thực hiện của một số cơ quan đại diện chủ sở hữu và người đứng đầu doanh nghiệp còn chưa cao, chưa quyết liệt trong tổ chức triển khai, thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, còn tư tưởng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

Việc rà soát, lập kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 chưa được các cơ quan, đơn vị quan tâm đúng mức; công tác chuẩn bị cổ phần hóa, thoái vốn chưa tốt.

Nhiều doanh nghiệp chưa hoàn thiện đầy đủ thủ tục pháp lý sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất theo pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công trước khi cổ phần hóa, thoái vốn; còn nhiều vướng mắc, tồn tại về tài chính chưa được xử lý dứt điểm. Việc phối hợp giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu với các ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, bộ, ngành liên quan trong xử lý vướng mắc phê duyệt phương án sử dụng đất; xử lý tồn tại tài chính còn kéo dài.

Vì thế, thời gian tới, cùng với việc khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, Cục Tài chính doanh nghiệp đề nghị xử lý nghiêm trường hợp làm chậm, vi phạm quy định về cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan, nhất là người đứng đầu trong công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại...

Cục Tài chính doanh nghiệp cũng cho rằng phải tăng cường công khai, minh bạch thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước để tạo niềm tin, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trước khi triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8

(HQ Online) - Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa tại Quận 8 có địa chỉ 316C Phạm Hùng, phường 5, quận 8, TPHCM. Đây là bệnh viện thứ tư trong hệ thống, mang đến dịch vụ khám chữa bệnh chuyên sâu, hiện đại cho người dân khu vực phía Tây Nam TPHCM, miền Tây Nam Bộ và các tỉnh lân cận.
Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai

Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai

(HQ Online) - Chuyển đổi xanh không chỉ là trách nhiệm của các ngành sản xuất hay các tổ chức chính phủ mà cần có sự tham gia của tất cả các lĩnh vực. Chắc chắn rằng, ngành ngân hàng không thể đứng ngoài công cuộc chuyển đổi xanh vì một nền kinh tế xanh và cuộc sống xanh.

Đọc nhiều