Siêu thị tăng lượng hàng phục vụ Tết dù lo ngại thị trường ảm đạm

(HQ Online) - Từ tháng 11 tới nay, các doanh nghiệp bán lẻ đều đang “tất bật” chuẩn bị lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu người dân dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Tuy nhiên, do còn ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên các doanh nghiệp này chỉ kỳ vọng sức tiêu thụ tương đương năm 2021.
Doanh nghiệp vào mùa sản xuất hàng Tết
TP Hồ Chí Minh đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ tết Nhâm Dần 2022
Cao điểm chống buôn lậu, hàng giả dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

Tăng dự trữ hàng hóa

Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2021 ước tính đạt hơn 397 tỷ đồng, tăng 6,2% so với tháng trước và giảm 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng, chỉ số này đạt hơn 4,1 triệu tỷ đồng, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy rằng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn giảm nhưng vẫn là con số đáng ghi nhận sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Theo các chuyên gia, sự phục hồi của của nền kinh tế sau đại dịch sẽ giúp các yếu tố vĩ mô trở nên tích cực hơn, bao gồm cả mức thu nhập của người tiêu dùng.

Ngoài ra, vụ mua sắm cuối năm, nhất là dịp tết Nguyên đán 2022 đã tới rất gần, cũng sẽ là cơ hội và động lực để các doanh nghiệp bán lẻ “tăng tốc” sản xuất và kinh doanh. Vì thế, các doanh nghiệp bán lẻ đều đã lên kế hoạch và chương trình kinh doanh phục vụ tết Nguyên đán 2022, với lượng hàng hóa dự trữ cao hơn năm trước.

13 nhóm mặt hàng đăng ký theo chương trình Bình ổn thị trường. Ảnh: Hapro
Hapro có 13 nhóm mặt hàng đăng ký theo chương trình Bình ổn thị trường. Ảnh: Hapro

Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã sớm xây dựng Kế hoạch triển khai chương trình kinh doanh phục vụ Noel, tết Dương lịch và tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 một cách đồng bộ để góp phần tiếp tục đẩy mạnh phát triển các hoạt động kinh doanh thương mại nội địa bên cạnh việc thúc đẩy phát triển mảng kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty.

Theo đó, để chuẩn bị nguồn hàng hóa, dịch vụ, đại diện Hapro cho biết các đơn vị trực thuộc và công ty thành viên đã chuẩn bị tổng lượng hàng hóa dự trữ ước đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng, trong đó đã bao gồm lượng hàng hóa các đơn vị tham gia chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn TP Hà Nội. Hapro xác định cao điểm bán hàng Tết trong hệ thống bán lẻ của Tổng công ty sẽ từ cuối tháng 12/2021 đến cuối tháng 1/2022.

Cũng theo đại diện Hapro, Tổng công ty đã chủ động về vốn, chuẩn bị nhiều mặt hàng tham gia bình ổn thị trường với tiêu chí giá bán không được điều chỉnh tăng quá 5% khi thị trường có biến động.

Cũng nói về chuẩn bị hàng Tết, bà Tạ Thị Minh Hợp, Giám đốc cung ứng hệ thống bán lẻ VinMart/VinMart+ cho biết, hệ thống này đã tăng 40-50% lượng hàng hóa, tập trung vào các nhóm hàng tươi sống, thực phẩm và đồ dùng thiết yếu, các mặt hàng thời vụ Tết. Để đảm bảo cung ứng đầy đủ và đa dạng hàng hóa, WinCommerce (công ty sở hữu hệ thống siêu thị VinMart/VinMart+) đã làm việc với các nhà cung ứng lớn ngay từ tháng 9 để chốt sản lượng cho các mặt hàng chủ lực.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp bán lẻ, siêu thị cũng cho biết đã chuẩn bị lượng hàng hóa dự trữ cao hơn năm trước, giúp đảm bảo nguồn cung cho những mặt hàng thiết yếu. Ngoài ra, nhiều hệ thống siêu thị còn cung cấp thêm hàng đặc sản vùng miền, mặt hàng làm quà tặng, hàng nhập khẩu và đặc sản Tết để đa dạng hoá nhu cầu của người tiêu dùng…

Doanh thu dự kiến đi ngang

Mặc dù khá “tưng bừng” chuẩn bị hàng hóa, nhưng các doanh nghiệp đều nhìn nhận, khó khăn do dịch Covid-19 đang ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu và khả năng chi tiêu của người dân.

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho hay, ảnh hưởng của đại dịch khiến thu nhập của nhiều người dân bị giảm sút, vì vậy dự kiến sức mua trong các tháng cuối năm nay sẽ không tăng so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày và trong dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Về phía doanh nghiệp, WinCommerce cũng dự báo sức mua tết Nhâm Dần 2022 sẽ giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Hơn nữa, ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ khiến khách hàng thắt chặt chi tiêu, nên người tiêu dùng sẽ có xu hướng chỉ tập trung vào các mặt hàng cơ bản phục vụ cho việc đón Tết.

Tương tự, đại diện Hapro đánh giá, năm 2022, sức mua và nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ còn bị ảnh hưởng bởi những khó khăn do đại dịch Covid-19 mang lại, nên Tổng công ty đặt chỉ tiêu tổng doanh thu bán hàng Tết năm 2022 dự kiến tương đương kết quả thực hiện vào Tết năm 2021.

Trước đó, Sở Công Thương Hà Nội cũng đã ước tính, tổng giá trị hàng hóa phục vụ tết Nhâm Dần 2022 trên địa bàn Thành phố đạt khoảng 39.000 tỷ đồng – tương đương kế hoạch phục vụ Tết năm 2021.

Trước những dự báo khá “ảm đạm” về vụ kinh doanh tết Nguyên đán 2022 nên các doanh nghiệp bán lẻ bên cạnh chuẩn bị mặt hàng còn phải lên các phương án, chương trình khuyến mãi, ưu đãi để vừa kích cầu tiêu dùng vừa tăng khả năng cạnh tranh.

Đơn cử, đại diện Hapro cho biết, nhằm kích cầu sức mua của người tiêu dùng nhân dịp Tết, Hapro đã phối hợp với Công ty TNHH bán lẻ BRG (BRG Retail) đưa ra các chương trình khuyến mại, giảm giá, tặng kèm sản phẩm, chính sách giao hàng tại nhà… Bên cạnh hình thức mua bán trực tiếp tại điểm bán, chuỗi cửa hàng Haprofood/BRGMart, Hapromart và hệ thống siêu thị BRGMart còn tập trung đẩy mạnh hình thức mua sắm trực tuyến qua ứng dụng BRG Shopping, mạng xã hội, hotline, thẻ khách hàng thân thiết BRG Elite… nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

(HQ Online) - Hiện cả nước có gần 300 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, nhưng với xu thế về phát triển bền vững, các doanh nghiệp mong muốn KCN được đầu tư phát triển thành hệ sinh thái, cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường cũng như có sự liên kết giữa các doanh nghiệp.
Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, cả nước đã nhập khẩu 2,65 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 85,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thép là vấn đề còn gây tranh cãi.
Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

(HQ Online) - Brand Finance – tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

Đọc nhiều