Phân loại mặt hàng ray thép đã qua sử dụng

(HQ Online) - Để các cục hải quan tỉnh, thành phố có cơ sở hướng dẫn DN thực hiện các quy định về NK mặt hàng ray thép đã qua sử dụng, Tổng cục Hải quan đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện theo đúng quy định.
Thanh ray nhôm phù hợp phân loại nhóm 76.04
Kiểm định, phân tích phân loại hàng hóa: Cơ sở để phân loại đúng mã số hàng hóa
Mặt hàng thép nào được loại trừ biện pháp tự vệ khi nhập khẩu vào Canada?

Theo Tổng cục Hải quan, khoản 16 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định “Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quả trình sản xuất khác".

Trên cơ sở ý kiến của Tổng cục Môi trường tại công văn số 649/TCMT QLCT ngày 16/3/2021 thì mô tả hàng hóa của tổ chức NK, trường hợp ray thép được xếp vào nhóm hàng “vật liệu xây dựng đường ray xe lửa hoặc tàu điện bằng sắt hoặc thép, như: ray, ray dẫn hướng và ray có răng, lưỡi ghi, ghi chéo, cần bẻ ghi và các đoạn nối chéo khác, tà vẹt (dầm ngang), thanh nối ray, gối ray, tấm đêm ray tam để (để ray), thanh chống xô, bệ đỡ (bedplate), tà vẹt và vật liệu chuyên dùng khác cho việc ghép hoặc định vị đường ray” quy định tại Thông tư 65/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam; có Giấy chứng nhận xuất xứ C/O nêu rõ là hàng hóa đã qua sử dụng (có mã HS 73.02), không phải là phế liệu và không thuộc nhóm hàng có mã HS 72.04.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đồng thời, mặt hàng nêu trên được tái sử dụng làm đường ray cho các thiết bị phương tiện vận chuyển có trong các xưởng sản xuất công nghiệp, ray cần trục, ray hạ tàu thủy (không sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác như: tái chế, nấu chảy, luyện kim, đúc để sản xuất gang, thép hoặc sản phẩm liên quan) thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của các quy định về quản lý phế liệu NK tại Luật Bảo vệ môi trường và Quyết định số 28/2020/QĐ-TTg.

Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; Thông tư 65/2017/TT-BTC; Thông tư 09/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại các phụ lục của Thông tư 65/2017/TT-BTC; tham khảo chú giải chi tiết HS

Theo đó, Tổng cục Hải quan hướng dẫn phân loại mặt hàng ray thép đã qua sử dụng như sau: Trường hợp mặt hàng được sử dụng như phế liệu kim loại, sắt vụn, là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác như: tái chế, nấu chảy, luyện kim, đúc để sản xuất gang, thép hoặc sản phẩm liên quan thì phù hợp phân loại tại nhóm 72.04 “Phế liệu và mảnh vụn sắt; thỏi đúc phế liệu nấu lại từ sắt hoặc thép”.

Trường hợp mặt hàng là đường ray xe lửa, tàu điện hoặc vật liệu xây dựng đường ray xe lửa, tàu điện theo mục đích thiết kế ban đầu, không kể mục đích sử dụng dự kiến của chúng, tái sử dụng làm đường ray cho các thiết bị phương tiện vận chuyển có trong các xưởng sản xuất công nghiệp, ray cần trục, ray hạ tàu thủy (không sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác như: tái chế, nấu chảy, luyện kim, đúc để sản xuất gang, thép hoặc sản phẩm liên quan) phù hợp phân loại tại nhóm 73.02 “Vật liệu xây dựng đường ray xe lửa hoặc tàu điện bằng sắt hoặc thép, như: ray, ray dẫn hướng và ray có răng, lưỡi ghị, ghi chéo, cần bẻ ghi và các đoạn nổi chéo khác, tà vẹt (dầm ngang), thanh nổi ray, gối ray, tấm đệm ray, tấm để (để ray), thanh chống xô, bệ đỡ (bedplate), tà vẹt và vật liệu chuyên dùng khác cho việc ghép hoặc định vị đường ray”.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

(HQ Online) - Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để các bộ, ngành, địa phương được chủ động sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đọc nhiều