Nhu cầu máy bay mới tăng cao, cơ hội cho công nghiệp hỗ trợ trong nước
Liên kết để hàng không và du lịch “chắp cánh” bay cao Việt Nam có cơ hội lớn gia nhập ngành công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực hàng không, vũ trụ Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch |
Số lượng máy bay mới được thúc đẩy bởi cả nhu cầu tăng trưởng và nhu cầu thay thế máy bay. Ảnh: Airbus |
Ngành công nghiệp hỗ trợ hàng không gồm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị trên tàu bay và hàng không mặt đất, đồng thời tham gia vào sản xuất, cung ứng linh kiện hàng không cho các tập đoàn sàn xuất trên thế giới.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn hạn chế về trình độ công nghệ, chưa áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế…
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ khoảng 0,2% trong tổng số gần 1 triệu doanh nghiệp Việt Nam tham gia sản xuất, chế tạo trong ngành công nghiệp hỗ trợ.
Trong khi theo các chuyên gia, thị trường hàng không đang đứng trước cơ hội phục hồi và phát triển mạnh mẽ so với trước dịch Covid-19.
Dự báo thị trường khu vực mới nhất của Airbus cho biết, ngành hàng không khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ cần 19.500 máy bay mới trong 20 năm tới, chiếm 46% nhu cầu toàn cầu, dự kiến sẽ đạt khoảng 42.430 máy bay mới vào năm 2043.
Nhu cầu máy bay tại các khu vực trên thế giới đến năm 2043 theo dự báo của Airbus. |
Airbus dự báo nhu cầu cần 16.000 máy bay một lối đi như các dòng máy bay A220 và A320neo để phục vụ các đường bay ngắn và trung bình của khu vực. Đồng thời, nhu cầu về máy bay tầm xa cỡ trung và cỡ lớn như A330neo và A350 sẽ đạt tổng cộng gần 3.500 chiếc.
Airbus ước tính, gần 71% số máy bay được bàn giao sẽ hỗ trợ mở rộng đội bay, trong khi 29% sẽ thay thế các mẫu cũ hơn, đóng góp đáng kể vào các nỗ lực giảm phát thải carbon.
Trong phân khúc vận chuyển hàng hóa, khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ cần 250 máy bay chở hàng thân rộng mới, chiếm 10% nhu cầu toàn cầu về máy bay chở hàng mới.
Về lưu lượng hành khách, khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng hàng năm là 4,8%, vượt xa tốc độ tăng trưởng toàn cầu là 3,6%.
Dự báo của Cục Hàng không Việt Nam cũng cho thấy, thị trường hàng không Việt Nam nằm trong xu thế phục hồi chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đạt mức phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch vào cuối năm 2024.
Giai đoạn 2024-2040 được dự báo là giai đoạn tăng trưởng của ngành hàng không nhờ kinh tế phục hồi và tăng trưởng, thu nhập người dân cải thiện.
Với những cơ hội này, các doanh nghiệp cho rằng, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành hàng không sẽ có tác động lan tỏa thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác tại Việt Nam.
Thực tế là các công ty hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới như Boeing, Airbus đang tìm kiếm nhà cung ứng Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất.
Tuy nhiên, theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (Hansiba), để tham gia được vào mạng lưới sản xuất này, các doanh nghiệp Việt Nam cần hội đủ các điều kiện, tiêu chuẩn quốc tế nói chung, ngành hàng không nói riêng.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cần phải có chiến lược hỗ trợ ngành công nghiệp hỗ trợ, giúp các doanh nghiệp phát triển thị trường, tiếp cận công nghệ mới, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực,... nhằm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Ý kiến bạn đọc