Chủ tịch TPBank khẳng định không kiểm soát giá cổ phiếu

(HQ Online) - Cổ đông TPBank đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2022 với lợi nhuận trước thuế mục tiêu tăng 36% so với năm 2021, đạt 8.200 tỷ đồng.
TPBank sắp đưa Công ty Tài chính Hafic thành công ty con
Công ty tài chính HAFIC lọt “tầm ngắm” của TPBank, AFS và KB Kookmin Card
TPBank: Lãi lớn từ vàng, năm 2021 đặt kế hoạch tăng trưởng 32%

Ngày 26/4, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2022.

ĐHĐCĐ TPBank. Ảnh: H.Dịu
ĐHĐCĐ TPBank. Ảnh: H.Dịu

Tiếp tục tăng mạnh vốn điều lệ

Theo đó, các cổ đông của TPBank đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2022 với lợi nhuận trước thuế mục tiêu tăng 36% so với năm 2021, đạt 8.200 tỷ đồng.

TPBank đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 350.000 tỷ đồng, tăng 20% so với thời điểm cuối năm 2021. Tổng giá trị huy động đạt 292.579 tỷ, tương đương tăng 12%, trong đó tiền gửi khách hàng tăng 15% và đạt mức trên 201.000 tỷ đồng. Dư nợ dự kiến đạt 188.800 tỷ đồng, trong mức quy định cho phép của NHNN.

Cũng tại Đại hội, TPBank đã thông tin về việc chia cổ tức bằng cổ phiếu thưởng cho cổ đông và chương trình cho người lao động (ESOP) với tổng tỷ lệ 34% để tăng vốn điều lệ. Bằng kế hoạch phát hành hơn 532 triệu cổ phiếu, vốn điều lệ sau khi tăng sẽ đạt trên 21.142 tỷ đồng, chạm gần tới mức 1 tỷ USD quy đổi.

Nói cụ thể hơn về kế hoạch kinh doanh cho năm 2022, ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank cho biết, mục tiêu lợi nhuận tăng 36% là tối thiểu mà ban quản trị TPBank đưa ra, nhưng sẽ cố gắng vượt qua, nhưng vẫn phải duy trì chất lượng tín dụng và tài sản, từ đỏ giảm bớt trích lập dự phòng rủi ro, tăng lợi nhuận.

Trong quý 1/2022, tăng trưởng tín dụng của TPBank đạt 10,6%, trong khi các năm trước chỉ tăng 4-5%. Lợi nhuận quý 1/2022 tăng hơn 14% lên 1.600 tỷ đồng. Riêng tháng 3, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng là 706 tỷ đồng.

Ngoài ra, theo ông Hưng, TPBank đề ra chỉ số chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 33% là mức chi phí hiệu quả, nhất là trong bối cảnh TPBank đang phải đầu tư cho công nghệ, con người, nhất là việc duy trì hệ thống live bank. Với mục tiêu mỗi năm tăng trưởng 1,5-2 triệu khách hàng mới thì việc đầu tư cho công nghệ càng cao hơn, chi phí nhiều hơn.

Tuy nhiên, với mức CIR này thì TPBank hiện vẫn đang cao hơn so với mặt bằng chung của ngành ngân hàng, cùng với việc các ngân hàng cũng đang đồng loạt chuyển đổi số nên có cổ đông đặt ra lo ngại TPBank sẽ bị “hụt hơi”.

Trả lời vấn đề này, ông Đỗ Anh Tú, Phó Chủ tịch HĐQT cho biết, trong cuộc cách mạng 4.0, ai đi trước sẽ có lợi thế cạnh tranh. TPBank đã chuyển đổi số từ rất sớm nên có thể đáp ứng được hàng nghìn giao dịch trên ngân hàng số trong 1giây. Nhưng vị này cũng cho rằng, TPBank đang có ít điểm giao dịch vật lý, nên việc phát triển khách hàng tại quầy không mạnh bằng phát triển số.

Kế hoạch tái cơ cấu công ty tài chính

Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT TPBank cho biết, thời gian qua TPBank đã tăng cường mở rộng hệ sinh thái với việc nắm giữ 9,01% tỷ lệ sở hữu tại Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS), tái cơ cấu Công ty Tài chính Cổ phần Handico (Hafic) để biến trở thành công ty con của TPBank.

Cụ thể, TPBank góp vốn, mua thêm 9 triệu cổ phần từ quyền mua cổ phiếu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (TPS) nhằm đảm bảo tỷ lệ góp vốn 9,01% vốn điều lệ của TPS.

Với việc đầu tư này, TPBank có thể hỗ trợ TPS tích cực hơn nữa trên nhiều bình diện, trong đó chú trọng hỗ trợ các công nghệ mới nhất, ứng dụng vào các cơ sở hạ tầng, góp phần đem lại trải nghiệm ngày càng tốt hơn cho khách hàng, giúp hoạt động của TPBank đa dạng, đặc biệt là thuận lợi trên thị trường trái phiếu.

Về tái cơ cấu Công ty Tài chính Hafic, trong năm 2021, TPBank đã từng bước đưa nhân sự vào tham gia quản trị, điều hành Hafic, hoàn tất Đề án hỗ trợ Hafic tự phục hồi có sự hỗ trợ của TPBank. Đến nay Đề án này đã được Ban kiểm soát đặc biệt NHNN phê duyệt và hiện NHNN đang hoàn thiện các thủ tục để trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận. Dự kiến tháng 6/2022 sẽ hoàn thành hoạt động này.

Cũng tại đại hội, cổ đông đã thắc mắc với ban quản trị về việc TPbank có kiểm soát giá cổ phiếu hay không, nhưng Chủ tịch HĐQT Đỗ Minh Phú khẳng định, TPBank không kiểm soát giá trị cổ phiếu, mà thị giá cổ phiếu TPB do thị trường quyết định, tùy theo mức độ an toàn và lợi nhuận của ngân hàng.

Vị này cũng nói thêm, vào tháng 1/2021 giá cổ phiếu của TPB chỉ ở mức khoảng 27.000 đồng, đến 31/3/2022 thì đã lên tới 40.000 tỷ đồng. Trong năm 2021, nhà đầu tư được chia cổ tức tỷ lệ trên 33%, nên nhà đầu tư vừa nhận được cổ tức mà giá trị cổ phiếu cũng tăng. Vì thế, trong thời gian này, cổ phiếu TPB của ngân hàng có mức giảm ít nhất trên thị trường, nên có thể tiếp tục đi lên.

Cũng như nhiều ĐHĐCĐ các ngân hàng khác, cổ đông TPBank cũng đặt câu hỏi về tín dụng bất động sản, ông Đỗ Minh Phú cho biết, việc cấp tín dụng cho bất động sản của TPBank được thực hiện theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, hiện tỷ lệ dư nợ tín dụng bất động sản chiếm 6% tổng dư nợ. Các khoản tín dụng này có tài sản đảm bảo tốt, phương án kinh doanh khả thi nên không gây rủi ro cho ngân hàng. Về đầu tư trái phiếu thì việc này được giải ngân như dư nợ tín dụng, tuân thủ đầy đủ quy định, có tài sản đảm bảo.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Đón 10 tuổi, WinMart giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%

Đón 10 tuổi, WinMart giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%

(HQ Online) - Đánh dấu 1 thập kỷ phát triển, WinCommerce (đơn vị vận hành hệ thống siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+/WiN) triển khai chương trình ưu đãi lớn nhất trong năm. Trong đó, toàn hệ thống sẽ phủ đầy hàng hóa với giá bình ổn, kèm theo vô vàn khuyến mại và các hoạt động vui chơi giải trí “săn” quà tặng hấp dẫn nhằm tri ân tất cả khách hàng đã đồng hành trong suốt thời gian qua.
Tân Hiệp Phát đã viết tiếp hành trình “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” tại Quảng Nam

Tân Hiệp Phát đã viết tiếp hành trình “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” tại Quảng Nam

(HQ Online) - Vừa qua, Tân Hiệp Phát đã viết tiếp hành trình “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường”, mang 200 suất học bổng cùng 2 bộ máy tính trao tận tay 200 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại 2 huyện miền núi của Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My.

Đọc nhiều