Ngân hàng gia tăng khuyến mại giao dịch trực tuyến
3 thách thức, 3 kiến nghị để ngành Ngân hàng chuyển đổi số thành công | |
Tìm nguồn vốn rẻ, "cuộc chiến" giành thị phần CASA liên tục nóng | |
Ngân hàng kém "mặn mà" với khuyến mãi hút tiền đầu năm |
Nhiều ngân hàng gia tăng khuyến mãi giao dịch online. Ảnh: Internet |
Đại diện NCB cho biết, nhằm phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, NCB khuyến khích khách hàng sử dụng các hình thức giao dịch trực tuyến thông qua thanh toán bằng thẻ chip, NCB iziMobile, InternetBanking NCB…
Vì thế, NCB có những ưu đãi cho khách hàng như: Cộng đến 0,2% lãi suất gửi tiết kiệm online; miễn tất cả phí chuyển khoản liên ngân hàng và thanh toán hóa đơn của rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ cũng như mua sắm trực tuyến; đồng thời miễn phí phát hành và phí thường niên thẻ chip ghi nợ nội địa…
Tương tự, MSB cũng "tung" ra thị trường gói tài khoản MSB Siêu miễn phí với việc miễn gần 50 loại phí cùng nhiều ưu đãi cho khách hàng. Ngoài những ưu đãi dành riêng, MSB còn đưa ra ưu đãi tặng thêm đến 0,5% lãi suất khi gửi tiết kiệm online; vay thấu chi từ sổ tiết kiệm online với lãi suất chỉ 8,49%/năm.
Còn tại Agribank, ngân hàng này lại thực hiện chính sách miễn phí chuyển tiền trong nước, áp dụng đồng loạt tại 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc và cả các kênh ngân hàng điện tử của Agribank.
PG Bank cũng dành nhiều ưu đãi miễn phí giao dịch và hoàn tiền cho khách hàng khi tải và sử dụng ứng dụng ngân hàng số PG Bank Flexiapp. PG Bank cho rằng, việc sử dụng ứng dụng ngân hàng số sẽ giúp khách hàng yên tâm thực hiện các giao dịch tài chính mà không cần đến ngân hàng trong bối cảnh bùng phát dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4.
Bên cạnh đó, gói dịch vụ mới có tên B-Free của BIDV cũng giúp khách hàng miễn nhiều loại phí cho giao dịch trực tuyến tùy thuộc vào từng gói dịch vụ mà khách hàng chọn đăng ký...
Có thể thấy, trong bối cảnh Covid19 như hiện nay, các chính sách khuyến mãi của ngân hàng không chỉ giúp khách hàng tiết kiệm chi phí mà còn thúc đẩy thanh toán, chi tiêu không tiền mặt thông qua việc tạo điều kiện và khuyến khích khách hàng giao dịch online, giao dịch qua thẻ thanh toán…
Theo báo cáo của Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), so với cùng kỳ 3 tháng đầu năm 2020, giao dịch qua kênh Internet tăng tương ứng 55,9% về số lượng và 28,4 % về giá trị; giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 78% về số lượng và 103% về giá trị; giao dịch qua kênh QR code tăng tương ứng 83% về số lượng và 146% về giá trị.
Có thể thấy, không chỉ trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, các ngân hàng ngày càng chú trọng nâng cấp và hoàn thiện công nghệ phục vụ cho hạ tầng thanh toán điện tử, nâng cao trải nghiệm khách hàng. Hơn nữa, để thu hút khách hàng, các chương trình khuyến mãi như hoàn tiền, phí 0 đồng... được các ngân hàng liên tục triển khai.
Các chuyên gia đánh giá, những ưu đãi dồn dập từ ngân hàng không chỉ mang tính tức thời, mà sẽ là chính sách dài hạn nhằm hướng khách hàng đến với những trải nghiệm tài chính hiện đại, mang lại nhiều giá trị gia tăng cho ngân hàng. Ngoài ra, đây cũng là cách để các ngân hàng gia tăng thu nhập, lợi nhuận từ phí dịch vụ, tránh việc lệ thuộc quá nhiều vào tín dụng.
Những kế hoạch trên của các ngân hàng còn nhằm thực hiện các mục tiêu tại Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 mà NHNN vừa ban hành.
Theo kế hoạch, các tổ chức tín dụng phải hướng đến mục tiêu phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng và thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện... Bên cạnh đó, Kế hoạch cũng yêu cầu, ít nhất 70% số lượng giao dịch của khách hàng trên các kênh số năm 2025 và 80% năm 2030...
Ý kiến bạn đọc