Không tái xuất hàng đi mượn sẽ phải đăng ký tờ khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt

(HQ Online) - Theo quy định, doanh nghiệp nội địa phải tái xuất hàng hoá đi mượn của doanh nghiệp chế xuất sau khi kết thúc thời hạn. Nếu không thực hiện tái xuất thì ngay sau khi kết thúc thời hạn mượn phải đăng ký tờ khai hải quan mới, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.
Hàng đi mượn chưa tái xuất, xác định có sai sót thì được khai bổ sung
Hướng dẫn phân luồng tờ khai tạm nhập tái xuất phương tiện quay vòng

Chính sách pháp luật liên quan đến xử lý thuế đối với trường hợp doanh nghiệp nội địa mượn máy móc, thiết bị của doanh nghiệp chế xuất nhưng không tái xuất hàng hóa nhập khẩu theo hình thức tạm nhập – tái xuất đã có quy định rõ. Theo đó, tại khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ, quy định, hàng hóa tạm nhập - tái xuất đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới.

3331-img-2353
Doanh nghiệp làm thủ tục tại Hải quan Đồng Nai.

Điểm d khoản 1 Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định, hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.

Cũng tại điểm d khoản 2 Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định: Trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan Hải quan, nếu cơ quan Hải quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra, phát hiện thì người nộp thuế bị ấn định số tiền thuế phải nộp theo tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu ban đầu, nộp tiền chậm nộp và bị xử lý theo quy định hiện hành.

Tạị khoản 4 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ cũng quy định rõ về các trường hợp cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế trong trường hợp này.

Theo đó, trong trường hợp doanh nghiệp nội địa mượn máy móc, lõi khuôn, thiết bị của doanh nghiệp chế xuất theo hợp đồng mượn để phục vụ sản xuất thì sau khi kết thúc thời hạn mượn, doanh nghiệp nội địa phải thực hiện tái xuất số máy móc, lõi khuôn, thiết bị đã mượn theo quy định.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp nội địa không thực hiện tái xuất số máy móc, thiết bị đã mượn thì ngay sau khi kết thúc thời hạn mượn phải đăng ký tờ khai hải quan mới, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.

Trường hợp không kê khai nộp đủ các loại thuế khi đã kết thúc thời hạn đi mượn thì cơ quan Hải quan sẽ thực hiện ấn định thuế theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

(HQ Online) - Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để các bộ, ngành, địa phương được chủ động sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đọc nhiều