Hàng hóa dồi dào phục vụ Tết Nguyên đán 2022 từ Hapro

(HQ Online) - Dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, dự báo sức mua và nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ còn bị ảnh hưởng bởi những khó khăn do đại dịch Covid-19, nhưng Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) vẫn chủ động, chuẩn bị nguồn hàng phong phú, chất lượng.
Nhiều siêu thị tăng lượng hàng hóa, khuyến mãi phục vụ Tết
Hapro nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”
Sau cổ phần hóa, Hapro “dốc” toàn lực vào phát triển kinh doanh
13 nhóm mặt hàng đăng ký theo chương trình Bình ổn thị trường. Ảnh: Hapro
Hệ thống bán lẻ Hapro luôn nỗ lực để đa dạng hàng hóa, phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của người tiêu dùng. Ảnh: Hapro

Nguồn cung dồi dào

Là đơn vị hoạt động đa ngành trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, dịp cuối năm và các ngày lễ, Tết là thời điểm sôi động nhất trong năm của mảng kinh doanh nội địa, là cơ hội để tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã sớm xây dựng Kế hoạch triển khai chương trình kinh doanh phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 một cách đồng bộ để góp phần tiếp tục đẩy mạnh phát triển các hoạt động kinh doanh thương mại nội địa bên cạnh việc thúc đẩy phát triển mảng kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty.

Để chuẩn bị nguồn hàng, các đơn vị trực thuộc và công ty thành viên của Hapro đã chuẩn bị các nguồn hàng hóa như sau: Các sản phẩm mang thương hiệu Hapro do các công ty, đơn vị trong Tổng công ty trực tiếp sản xuất đã có uy tín trên thị trường: gạo Hapro Đồng Tháp; hạt điều rang Hapro; các sản phẩm rượu vang Thăng Long; bộ sản phẩm xúc xích, chân giò hun khói, thịt ba chỉ xông khói, thị gà hun khói; bộ sản phẩm giò lụa, giò bò, giò gà... Các sản phẩm do các Đơn vị trực thuộc và công ty thành viên Tổng công ty kinh doanh, đặc trưng là bộ sản phẩm kinh doanh theo chương trình khai thác đặc sản vùng miền tại các tỉnh như: bưởi Diễn, miến dong, bún khô, mỳ gạo, mộc nhĩ, nấm hương của Sơn La; một số sản phẩm của Yên Bái, Hà Giang…

Các mặt hàng do đơn vị trực thuộc và công ty thành viên làm nhà phân phối, đại lý cấp 1 hoặc khai thác theo thời vụ từ các nhà sản xuất có uy tín. Các dịch vụ ăn uống của Công ty Cổ phần Thủy Tạ; Công ty Cổ phần Ẩm thực Hapro Bốn Mùa. Các mặt hàng để làm quà biếu, quà tặng dịp Tết và đóng Giỏ quà tặng, Hộp quà tặng... Các mặt hàng do Công ty TNHH Bán lẻ BRG nhập khẩu và phân phối: thịt heo, thịt bò, trái cây...

1. Ngay từ những tháng đầu năm, hệ thống bán lẻ Hapro đã xây dựng kế hoạch kinh doanh phục vụ Tết Nhâm Dần 2022. Ảnh: Hapro
Ngay từ những tháng đầu năm, hệ thống bán lẻ Hapro đã xây dựng kế hoạch kinh doanh phục vụ Tết Nhâm Dần 2022. Ảnh: Hapro

Đại diện Hapro cho biết, để đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết, ngoài 13 nhóm mặt hàng đăng ký theo chương trình bình ổn thị trường như: Gạo, thịt lợn, thịt gà, trứng, thủy hải sản, dầu ăn, rau củ, thực phẩm chế biến, sữa, bánh mứt kẹo, đường, gia vị (mắm, mì chính, muối), rượu bia - nước giải khát…, Tổng công ty còn dự trữ thêm các nhóm mặt hàng, bao gồm hàng khô (măng, miến, mộc nhĩ...); các loại quả - hạt khô phục vụ Tết và nhiều mặt hàng khác... Tổng giá trị lượng hàng hóa dự trữ ước đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.

Đa dạng kênh bán hàng

Đại diện Hapro cho biết, Tổng công ty tổ chức bán hàng Tết trong toàn hệ thống, tập trung cao điểm từ nay đến 31/1/2022 (từ 29 Tết); tổ chức bán buôn, phát luồng các mặt hàng do các công ty, đơn vị trong tổng công ty trực tiếp sản xuất và phân phối, khai thác; tổ chức bán hàng online: kinh doanh qua các kênh như website, Facebook, Zalo, Viber…; xây dựng chính sách giao hàng tại nhà, tận nơi; tổ chức bán hàng B2B (bán buôn)…

Nhằm kích cầu dịp Tết Nguyên đán đang đến gần, Hapro đã phối hợp với Công ty TNHH bán lẻ BRG (BRG Retail) xây dựng kế hoạch marketing với những chương trình khuyến mại, giảm giá, tặng kèm sản phẩm, chính sách giao hàng tại nhà… Bên cạnh hình thức mua bán trực tiếp tại điểm bán, chuỗi cửa hàng Haprofood/BRGMart, Hapro Mart và hệ thống siêu thị BRGMart còn tập trung đẩy mạnh hình thức mua sắm trực tuyến qua App BRG Shopping, fanpage, hotline, thẻ khách hàng thân thiết BRG Elite… nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.

Đặc biệt, để đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, Tổng công ty triển khai, quán triệt đảm bảo các đơn vị, các địa điểm kinh doanh xây dựng phương án phòng chống dịch thực hiện đúng các nội dung chỉ thị, chỉ đạo của Trung ương, UBND TP Hà Nội. Đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách đến mua sắm tại các điểm bán theo quy định. Các công ty, đơn vị, các điểm kinh doanh xây dựng phương án bố trí nhân sự phù hợp trong mọi tình huống xảy ra, đảm bảo liên tục hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại của đơn vị.

Tùy theo ngành nghề kinh doanh, các cửa hàng, địa điểm kinh doanh của Hapro sẽ mở cửa phục vụ muộn nhất đến 18 giờ ngày 29 Tết và mở cửa trở lại từ mùng 3 Tết (từ 7 giờ đến 22 giờ). Riêng Nhà hàng Thủy Tạ phục vụ khách hàng đến 24 giờ ngày 29 Tết và mở cửa trở lại từ 1 giờ đến 10 giờ sáng mùng 1 Tết. Hệ thống siêu thị HaproMart tại huyện Gia Lâm, Hà Nội mở cửa trở lại phục vụ người tiêu dùng từ ngày mùng 4 Tết (từ 9 giờ đến 17 giờ).

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

(HQ Online) - Hiện cả nước có gần 300 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, nhưng với xu thế về phát triển bền vững, các doanh nghiệp mong muốn KCN được đầu tư phát triển thành hệ sinh thái, cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường cũng như có sự liên kết giữa các doanh nghiệp.
Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, cả nước đã nhập khẩu 2,65 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 85,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thép là vấn đề còn gây tranh cãi.
Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

(HQ Online) - Brand Finance – tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

Đọc nhiều