Độc quyền bảo hiểm với Prudential, MSB có thể được bao nhiêu phí "lót tay"?

(HQ Online) - Mức phí "lót tay" trả trước (Upfront fee) của thương vụ độc quyền bảo hiểm giữa Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) và Công ty bảo hiểm Prudential có thể lên đến 3.500 tỷ đồng.
doanh thu thuần từ bảo hiểm nhân thọ năm 2020 tăng trưởng hơn 2 lần so với năm 2019.
Doanh thu thuần từ bảo hiểm nhân thọ của MSB năm 2020 tăng trưởng hơn 2 lần so với năm 2019.

Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đánh giá, thương vụ hợp tác bancassurance (phân phối bảo hiểm qua ngân hàng) giữa MSB và Prudential được kỳ vọng sẽ mang lại nguồn thu đáng kể cho MSB.

Nguyên nhân dựa vào kinh nghiệm và năng lực của MSB trong hoạt động bancassurance. Theo đó, tính cuối năm 2020, doanh số bán bảo hiểm của MSB đang nằm trong top 10 của thị trường bancasurance. Hơn nữa, những khách hàng của MSB có chọn lọc và thu nhập cao, tỷ lệ duy trì hợp đồng năm thứ 2 đạt trên 80%, trong khi nhiều ngân hàng khác giữ ở mức 50 - 70%.

Doanh thu từ phí bảo hiểm được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 30 - 40% mỗi năm trong vòng 5 năm tới, chưa tính đến mức phí trả trước sẽ nhận được khi ký hợp đồng với Prudential như trên.

Hơn nữa, Công ty Bảo hiểm Prudential đã xây dựng mối quan hệ đối tác bancassurance hiệu quả với MSB từ năm 2013, giúp phát triển thêm các kênh mới, đặc biệt là trên nền tảng số.

Ngoài ra, số lượng ngân hàng có năng lực và nhiều tiềm năng phát triển bancassurance còn lại tại thị trường Việt Nam để ký hợp tác độc quyền với công ty bảo hiểm còn rất ít cũng là lợi thế của MSB khi đàm phán hợp đồng

Về hạch toán lợi nhuận từ phí trả trước, VCBS đánh giá khả năng cao MSB sẽ lựa chọn cách thức hạch toán dần trong 3 - 5 năm để tránh ảnh hưởng lớn tới vốn chủ sở hữu của ngân hàng và kế hoạch kinh doanh các năm sau đó.

Cũng đưa ra đánh giá về thương vụ độc quyền phân phối bảo hiểm giữa MSB và Prudential, Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) ước tính, số tiền mà MSB có thể nhận được từ thương vụ này vào khoảng 80 - 90 triệu USD, tương đương khoảng 1.900 - 2.100 tỷ đồng. Con số này thấp hơn gần một nửa so với ước tính của VCBS.

Theo ước tính của VCBS, MSB có thể sẽ đạt tới 3.971 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2021 (tăng 57% so với cùng kỳ). Còn SSI Research ước tính lãi trước thuế 2021 của MSB ở mức 3.500 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ, nhờ tăng trưởng tín dụng 23% và tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) cải thiện tăng 10 điểm cơ bản lên 3,47%.

Tuy nhiên, cùng với những triển vọng về tăng trưởng của MSB nhờ vào việc thoái vốn các công ty con, lộ trình tăng vốn hỗ trợ tín dụng…, VCBS cũng đặt ra một số lo ngại về rủi ro, bao gồm nợ xấu gia tăng và tín dụng tăng trưởng chậm trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp trở lại đến hết 2021.

Hơn nữa, với trên 20% dư nợ cho vay trong lĩnh vực bất động sản và chiến lược xoay quanh hệ sinh thái của một khách hàng lớn có thể khiến cho MSB gặp phải khó khăn trong quá trình tăng trưởng tín dụng cũng như ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của ngân hàng nếu như có xảy ra sự gián đoạn trong hoạt động của khách hàng lớn đó.

Vào sáng 24/3 tới đây, MSB sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 và sẽ thông qua nhiều quyết định quan trọng như tăng vốn, phân phối lợi nhuận…

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

(HQ Online) - SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với năm 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.

Đọc nhiều