Doanh nghiệp thép kỳ vọng khởi sắc trở lại trong nửa cuối năm 2023

(HQ Online) - Từ giữa năm 2022 đến nay, các doanh nghiệp thép tiếp tục chìm trong khó khăn, lợi nhuận liên tục sụt giảm do những tác động đến từ thị trường trong nước và thế giới.
Sản lượng sản xuất và tiêu thụ của thép Hòa Phát giảm sâu trong tháng 1
Việt Nam đã khởi xướng điều tra 9 vụ phòng vệ thương mại về thép
Doanh nghiệp thép tìm “cửa sáng” từ xuất khẩu
Doanh nghiệp thép kỳ vọng khởi sắc trở lại trong nửa cuối năm 2023
Doanh nghiệp ngành thép gặp nhiều khó khăn trong năm 2022. Ảnh: ST

Những khoản lỗ kỷ lục

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong năm 2022, Việt Nam tiêu thụ khoảng 18,7 triệu tấn thép thô, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu giảm mạnh 32% xuống 745 nghìn tấn. Còn theo Hiệp hội Thép thế giới, nhu cầu toàn cầu ước tính giảm 2,3% trong năm 2022 sau khi phục hồi 2,8% trong năm 2021. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép.

Theo dữ liệu của FiinPro, 15/28 doanh nghiệp thép được khảo sát có lãi sau thuế năm 2022. Theo các chuyên gia, nhu cầu trong nước và thế giới sụt giảm, giá bán lao dốc trong khi giá nguyên vật liệu tăng đã ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp thép. Hơn nữa, tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng cũng góp phần vào bức tranh kinh doanh năm 2022 “thê thảm” của ngành này – lời “tiên đoán” của vị lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) hồi giữa năm 2022.

Theo đó, tại Hòa Phát, quý 3 và quý 4 năm 2022 đều ghi nhận khoản lỗ ròng lần lượt là hơn 1.770 tỷ đồng và 2.000 tỷ đồng. Nhưng nhờ kết quả kinh doanh khả quan hồi đầu năm nên lũy kế cả năm 2022, lợi nhuận sau thuế vẫn có lãi hơn 8.400 tỷ đồng, chỉ bằng 24% so với năm 2021.

Bước vào tháng đầu năm 2023, theo thông tin từ Hòa Phát, sản lượng sản xuất và bán hàng đều giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng bán hàng thép xây dựng, phôi thép và thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 402.000 tấn, giảm hơn 36% so với cùng kỳ và giảm 28% so với tháng trước. Hòa Phát cho biết, vì tết Dương lịch và tết Nguyên đán đều nằm trong tháng 1, nhu cầu thị trường vật liệu xây dựng nói chung và sắt thép nói riêng đều thấp.

Tương tự, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) cũng đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử khi đã lỗ ròng trong 2 quý liên tiếp.

Theo báo cáo tài chính quý 1 niên độ tài chính (NĐTC) 2022-2023 (từ 1/10 đến 31/12/2022), dù kết quả kinh doanh đã cải thiện rất nhiều so với quý 4 NĐTC 2021-2022 (từ 1/7 đến 30/9/2022), nhưng HSG vẫn ghi nhận lợi nhuận sau thuế ở mức âm 680 tỷ đồng, lỗ 207 tỷ đồng so với quý trước.

HSG lý giải, nguyên nhân lỗ là do lợi nhuận gộp giảm do tác động từ việc sụt giảm biên lợi nhuận gộp. Cụ thể, lợi nhuận gộp trong quý 1 NĐTC 2022-2023 của HSG đạt gần 160 tỷ đồng, dù khả quan hơn khoản lỗ gộp 231 tỷ đồng ở quý 4 NĐTC 2021-2022, nhưng lại giảm mạnh tới 92% so với cùng kỳ NĐTC 2021-2022.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp lớn cũng ghi nhận thua lỗ. Đứng đầu về thua lỗ trong các doanh nghiệp thép là Công ty Cổ phần Thép Pomina với con số lên đến gần 1.170 tỷ đồng, trong khi năm 2021 vẫn lãi hơn 182 tỷ đồng. Xếp thứ hai là Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel) với khoản lỗ hơn 822 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lãi gần 860 tỷ đồng…

Kỳ vọng nhu cầu thị trường phục hồi

Dự báo về tình hình sắp tới, báo cáo của Hòa Phát nhận định, ngành thép đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trên đà hồi phục. Tuy vậy, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) nhận định, ngành thép trong nước đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức có khả năng kéo dài đến quý 2/2023. Nhưng các giải pháp mạnh mẽ trong giải ngân vốn đầu tư công cho các dự án xây dựng, giao thông… giúp thị trường thép vẫn nhìn thấy những "điểm sáng" trong năm 2023.

Theo báo cáo cập nhật ngành thép mới nhất của Công ty Chứng khoán SSI, giá thép và nguyên liệu thô ổn định hơn có thể giúp ổn định lợi nhuận của các công ty thép trong năm 2023. Tuy nhiên, nhu cầu yếu có thể dẫn đến hiệu suất sử dụng thấp, chỉ ở mức 60-75%, điều này sẽ gây áp lực lên doanh thu, dòng tiền và tỷ suất lợi nhuận của công ty trong năm tới. Ngoài ra, khoảng cách giá giữa Việt Nam và các thị trường khác ngày càng thu hẹp sẽ khiến tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu kém hấp dẫn hơn so với giai đoạn 2020-2021.

Các chuyên gia Công ty Chứng khoán VNDirect dự báo năm 2023, kỳ vọng của ngành thép năm nay là giải ngân đầu tư công dự kiến tăng 20-25% so với năm 2022. Về xuất khẩu, trợ lực của ngành là giá thép có thể ít biến động hơn do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc ổn định sau khi mở cửa với nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, phục hồi thị trường bất động sản. Nhưng nhìn chung, VNDirect cho rằng, ngành thép vẫn khó khăn ở nửa đầu năm trong bối cảnh nhu cầu xây dựng giảm, giá nguyên liệu đầu vào sản xuất tăng... và có thể chỉ thực sự khởi sắc vào nửa cuối năm 2023.

Tuy vậy, các doanh nghiệp vẫn cố gắng đầu tư, tìm kiếm đơn hàng mới để phục hồi kết quả kinh doanh. Đơn cử, ngay đầu năm 2023, Hòa Phát ghi nhận nhiều đơn hàng xuất khẩu tới các thị trường khu vực châu Mỹ, châu Á và châu Úc… Sản lượng xuất khẩu thép (thép thanh, thép cuộn xây dựng, thép cuộn chất lượng cao) trong tháng 1/2023 đạt 46.000 tấn.

Theo Hiệp hội Thép thế giới, nhu cầu thép dự kiến sẽ phục hồi 1% so với cùng kỳ lên 1,8 tỷ tấn vào năm 2023. Trong đó, khu vực ASEAN sẽ dẫn đầu tăng trưởng về tiêu thụ thép nhờ định hướng đầu tư mạnh mẽ cho cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, nguồn cung thép thị trường châu Âu trong năm 2023 được dự báo tiếp tục thiếu hụt do giá năng lượng cao.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Viettel Post sắp ra mắt sàn thương mại điện tử bán sỉ xuyên biên giới đầu tiên tại Việt Nam

Viettel Post sắp ra mắt sàn thương mại điện tử bán sỉ xuyên biên giới đầu tiên tại Việt Nam

(HQ Online) - Thông tin từ Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) cho biết, đơn vị này sắp ra mắt VIPO Mall - nền tảng mua sỉ trực tuyến toàn trình, hai chiều, kết nối trực tiếp khách hàng Việt Nam với các nhà cung cấp quốc tế và ngược lại mà không cần qua trung gian.
Masan 2024: Thành công với chiến lược đặt người tiêu dùng làm trọng tâm

Masan 2024: Thành công với chiến lược đặt người tiêu dùng làm trọng tâm

(HQ Online) - Năm 2024 là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế xã hội Việt Nam, mặc dù được đánh giá tốc độ phục hồi không quá nhanh nhưng thị trường tiêu dùng bán lẻ bước đầu đã có những tín hiệu khả quan và dự báo có tiềm năng bứt phá hơn trong thời gian tới. Chính vì vậy, các doanh nghiệp luôn đứng trước những thử thách buộc phải có nhiều chiến lược, sản phẩm để có thể giữ đà tăng trưởng tiêu dùng, nâng cao chất lượng và thu hút người tiêu dùng. Trong đó, Tập đoàn Masan nổi bật với những chiến lược và mục tiêu kinh doanh đặt người tiêu dùng làm trọng tâm.
Bất ổn địa chính trị đe dọa sự tăng trưởng phát triển của ngành Logistics

Bất ổn địa chính trị đe dọa sự tăng trưởng phát triển của ngành Logistics

(HQ Online) - Theo báo cáo Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2024 được Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố ngày 29/11/2024, năm 2024, ngành Logistics Việt Nam đã có sự phục hồi đáng kể so với năm 2023. Tuy nhiên, những bất ổn địa chính trị tiếp tục gia tăng được nhận định sẽ đe dọa sự phát triển ổn định của ngành này.
TKV: 11 tháng đạt doanh thu hơn 150 nghìn tỷ đồng

TKV: 11 tháng đạt doanh thu hơn 150 nghìn tỷ đồng

(HQ Online) - Thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, trong tháng 11/2024, nhờ các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, thực hiện phong trào thi đua 90 ngày đêm lao động sản xuất cao điểm quý 4/2024, các chỉ tiêu cơ bản đều hoàn thành theo kế hoạch.

Đọc nhiều